Wednesday, February 15, 2017

TÁM VUI CHUYỆN BHXH

Vừa rồi, nhân đọc post của bạn mình share về đề tài BHXH, và thấy post đó gây khá nhiều tranh cãi, nhận được nhiều gạch đá dễ sợ. Đi làm lâu nhưng chắc không mấy ai quan tâm nhiều đến đề tài này. Cá nhân mình thì ủng hộ bài viết, tuy tính toán có hơi nhầm lẫn chút.
Đây là link tác giả: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=914938125309134&set=a.183293448473609.44169.100003788645868&type=3
Đây là bức ảnh mà tác giả tính toán:
Đây là cách tính BHXH gần đây nhất: http://news.zing.vn/luong-huu-theo-bhxh-moi-duoc-tinh-nhu-the-nao-post615219.html
Theo đó, cách tính lương hưu hàng tháng là:
Lương hưu hàng tháng (A) = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng (B) x Bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (C)

Tỷ lệ lương hưu hàng tháng tối đa 75%, tương đương với 30 năm đóng BHXH. Nên bài toán giả thiết 1 người đóng BHXH 30 năm, và được hưởng 75% bình quân thu nhập đóng BHXH.
Tiếp đó, cần biết rằng, hiện tại, doanh nghiệp đang đóng 18%, người lao động đóng 8% cho BHXH. Nếu nhìn vào con số 8% của NLĐ đóng thì có lẽ cũng không lớn lắm. Nhưng về phía doanh nghiệp, thì 18% và 8% cũng đều phải tính vào chi phí lương cho NLĐ. Vậy nếu giả sử doanh nghiệp không đóng 18% cho BHXH, thì trong môi trường cạnh tranh hiện nay, 18% đó sẽ được đưa vào chi phí lương và như vậy là số tiền đó NLĐ được hưởng. Vậy tóm lại, nếu DN và NLĐ không đóng BHXH thì NLĐ sẽ có 26% thu nhập dư ra so với lương hiện tại. Và giả sử cách đầu tư đơn giản nhất, đó là gửi ngân hàng.

Đến đây thì bắt đầu thêm giả thiết lương NLĐ là 5 triệu, và đóng BHXH dựa trên con số đó. Vậy thì:
- Mỗi tháng người đó đóng cho BHXH: 5 triệu * 26% = 1.3 triệu
- Mỗi năm người đó đóng cho BHXH: 1.3 triệu * 12 = 15.6 triệu
Vậy nếu con số đó gửi vào ngân hàng đều đặn hàng năm, với giả thiết lãi suất NH như hiện nay là 5%/năm, thì sau 30 năm gửi đều đặn, người đó sẽ tích lũy được bao nhiêu?
Đây là bài toán lũy kế các bạn làm tài chính và thạo Excel chắc sẽ dễ dàng tính ra. Mình dân phần mềm nên viết một đoạn code nho nhỏ với giả định thêm là lương người đó tăng 3% mỗi năm. Kết quả tính ra như thế này:


- Tổng số tiền đã đóng BHXH sau 30 năm: 742,176,485
- Tổng số tiền đã đóng BHXH sau 30 năm nếu có gửi ngân hàng lãi suất 5%/năm: 1,477,850,325
- Số tiền lãi ngân hàng hàng tháng từ trên là: 6,157,710
- Số lương hưu thực nhận là: 5,946,927

Wow, thật là con số đáng suy nghĩ. Sau 30 năm, số tiền đã lên tới hơn 1.4 tỷ và nguyên lãi nhận từ ngân hàng đã 6.1 triệu đồng. Trong khi đó nếu nhận lương hưu thì chỉ được hơn 5.9 triệu đồng.

-----------------------------------------
Có một nhận xét khác là nếu thay đổi tỷ lệ tăng lương của người đó, ví dụ lên 5% thì số tiền lương hưu nhận được xấp xỉ với số tiền lãi ngân hàng. Vậy tức là nếu tốc độ tăng lương của người đó cao hơn so với lãi suất ngân hàng (>5%) thì lương hưu nhận được sẽ cao hơn tiền lãi ngân hàng hàng tháng lúc về hưu.
Như vậy có thể suy ngẫm thêm khi đặt phép so sánh tốc độ tăng lương tối thiểu của nhà nước so với lãi suất ngân hàng hiện tại.
Tuy nhiên đó mới xét đến lãi suất ngân hàng. Số tiền gốc tại ngân hàng giờ đã là gần 1.5 tỷ. Dù cho đến lúc người lao động đó có mất đi, người thân nhận thêm tiền mai táng và tử tuất thì cũng không bao giờ bằng được so với số gốc 1.5 tỷ đó. Ví dụ về trường hợp NLĐ chết đi được phân tích kỹ hơn ở bài số 2: http://howmymindchanged.blogspot.com/2017/02/tam-vui-chuyen-bhxh.html
-----------------------------------------
Đoạn code Java tính toán tiền BHXH và ngân hàng, có thể thay các đầu vào là tiền lương tháng, tỷ lệ tăng lương hàng năm, lãi suất ngân hàng:
//Luong thang dong BHXH
Long monthlySalary = 5000000L;
//Ty le tang luong hang nam, nam sau tang 5% so voi nam truoc
Double incSalary = 1.03;
//Lai suat ngan hang theo nam, 5%/nam
Double bankInterest = 0.05;
//So nam dong BHXH
Long yearCount = 30L;
//Thu nhap luong theo nam
Long yearlySalary = monthlySalary*12;
//So tien dong BHXH theo nam
Double yearlyBHXH = yearlySalary*0.26;
Double amountWithInterestBHXH = new Double(0);
Double amountBHXH = new Double(0);
DecimalFormat df = new DecimalFormat("###,###,###,###");
for (int i=0; i<yearCount; i++) {
amountBHXH = amountBHXH + yearlyBHXH;
amountWithInterestBHXH = amountWithInterestBHXH + (amountWithInterestBHXH * bankInterest) + yearlyBHXH;
yearlyBHXH = yearlyBHXH * incSalary;
}

System.out.println("Tổng số tiền đã đóng BHXH sau "+yearCount+" năm: "+df.format(amountBHXH));
System.out.println("Tổng số tiền đã đóng BHXH sau "+yearCount+" năm nếu có gửi ngân hàng lãi suất 5%/năm: "+df.format(amountWithInterestBHXH));

//Tinh lai suat tu ngan hang hang thang sau khi nghi huu
Double monthlyInterest = amountWithInterestBHXH*bankInterest/12;
System.out.println("Số tiền lãi ngân hàng hàng tháng từ trên là: "+df.format(monthlyInterest));

//Tinh binh quan thu nhap thang dong BHXH
Double avgSalary = amountBHXH/0.26/yearCount/12;
Double luongHuu = avgSalary * 0.75;
System.out.println("Số lương hưu thực nhận là: "+ df.format(luongHuu));

No comments:

Post a Comment