Trên post của bạn mình và cả post gốc của bạn Jack Nguyễn, Tranh luận một hồi thì thấy các ý kiến phản bác đa số tập trung ở một vài ý sau đây:
- Người lao động chỉ đóng 8%, còn doanh nghiệp đóng 18%, mắc mớ gì tính cả vào mà lên đến 26%? Nếu doanh nghiệp không đóng BHXH 18% thì cũng chắc gì họ đã trả nó cho người lao động?
- BHXH không thể so với ngân hàng, quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm khác, vì nó không mang tính chất kinh doanh lấy lãi, mà mục đích của nó là tránh rủi ro xã hội cho người lao động...
Vậy mình phản biện tiếp như dưới đây:
- Đứng trên góc độ doanh nghiệp, chi phí tiền lương cho một người lao động là đã phải tính cả BHXH, dù là 8% hay 18% thì cũng nằm trong chi phí đó. Nếu không thuê người lao động đó, thì họ không phải mất chi phí này. Vậy tại sao nói tiền đó là nhà nước yêu cầu doanh nghiệp đóng để bảo vệ quyền lợi cho người lao động? Tiền trích xuất từ doanh thu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đóng cho người lao động, thì có ảnh hưởng đến người lao động làm việc ở doanh nghiệp đó không? Chắc chắn là có ảnh hưởng rồi. Vì phải bỏ 18% chi phí lương cho người lao động để đóng BHXH, nên tất nhiên doanh nghiệp phải tính toán sao cho lương của NLĐ giảm đi để bù vào chi phí này, hoặc là thưởng sẽ giảm đi. Chứ không lẽ họ fix sẵn lương của NLĐ để rồi có thua lỗ họ vẫn phải trả 18% đó? Làm ăn thua lỗ, thì việc đầu tiên phải là cắt thưởng, giảm lương của NLĐ chứ? Vậy tóm lại nếu không đóng 18% thì tiền sẽ về tay ai? Người lao động.
- Với ý này thì mình thấy nó được lấy đúng từ trong luật BHXH lấy ra. Có lẽ các sinh viên ở trường đại học đọc sách và nghe giảng như nào thì trong đầu họ nghĩ y như vậy. Vì mình cũng tò mò nên có xem lại các điều khoản nhân văn đó của BHXH, ví dụ như ở đây: http://www.baohiemxahoi.gov.vn/?u=con&cid=153&t=1
Đến đây thì hết sức thú vị. Các ý kiến comment đa số như là: chỉ phải đóng có 8% mà được hưởng chế độ thai sản, tai nạn, tử tuất, lại có thể lĩnh BHXH một lần. Về hưu đến bao nhiêu tuổi vẫn có lương hưu hàng tháng. Ôi BHXH lợi ích biết bao!
Nhưng thực tế, có bạn nào đã giả thiết thử một vài trường hợp và tính cụ thể số tiền đã đóng, số tiền thực nhận từ BHXH chưa, ví dụ một phụ nữ đã sinh 2 con (tức là được hưởng 2 lần trợ cấp thai sản từ BHXH rồi đấy), rồi sau đó họ lĩnh BHXH một lần. Hay là một thanh niên đóng BHXH 15 năm chẳng hạn rồi không may bị tai nạn, thương tật ví dụ 30% đi, được BHXH trợ cấp ra sao...? Thì dưới đây mình sẽ tính toán thử
1 - Trường hợp 1: giả sử một phụ nữ đã sinh 2 con, thời gian đóng BHXH là 10 năm. Sau đó người phụ nữ này không muốn đóng nữa nên lĩnh BHXH 1 lần:
- Với trợ cấp thai sản:
- Trợ cấp BHXH 1 lần:
(Tham khảo từ trang: http://www.baohiemxahoi.gov.vn/?u=con&cid=153&t=1)
Cũng từ đoạn code mình đã viết (lương 5 triệu/tháng, lãi suất NH 5%/năm, lương tăng 5%/năm), chỉnh sửa đi 1 chút thì ra kết quả như sau:
- Tổng số tiền đã đóng BHXH sau 10 năm (A): 196,215,124
- Tổng số tiền đã đóng BHXH sau 10 năm nếu có gửi ngân hàng lãi suất 5%/năm (B): 242,007,202
- Số tiền lãi ngân hàng hàng tháng từ trên là (C): B*5/100/12 = 1,008,363
- Bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (D): A/0.26/10 năm/12 tháng = 6,288,946
- Số tiền thai sản nếu sinh 2 con là (2*6 tháng = 12 tháng tiền lương BHXH, giả sử lấy theo 12*bình quân thu nhập tháng) (E): D*12 = 75,467,355
- Số tiền nhận nhận trợ cấp BHXH một lần là (F): 10*1.5*D = 94,334,194
Vậy nếu nhận BHXH một lần, thì tổng số tiền từ trợ cấp thai sản + BHXH 1 lần là:
E + F = 169,801,549
Kết luận: Xấp xỉ 170 triệu, thấp hơn so với con số 196 triệu đã đóng, và thấp hơn nữa nếu mang số tiền đã đóng đem gửi ngân hàng (242 triệu). Như vậy người phụ nữ này đâu có hưởng lời gì từ BHXH đâu, dù có nhận được trợ cấp thai sản những 2 lần.
2 - Trường hợp 2: giả sử một thanh niên đóng BHXH 15 năm, sau đó bị tai nạn thương tật 30%. Sau đó người này nghỉ việc, nhận trợ cấp BHXH 1 lần:
Số tiền nhận được từ BHXH = trợ cấp tai nạn theo lương tối thiểu chung + trợ cấp tai nạn theo lương đóng BHXH tháng liền kề trước tai nạn + BHXH 1 lần hưu trí
- Tổng số tiền đã đóng BHXH sau 15 năm (A): 336,625,592
- Tổng số tiền đã đóng BHXH sau 15 năm nếu có gửi ngân hàng lãi suất 5%/năm (B): 463,303,994
- Số tiền lãi ngân hàng hàng tháng từ trên là (C): B*5/100/12 = 1,930,433
- Bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (D): A/0.26/15 năm/12 tháng = 7,192,855
- Lương mới nhất sau 15 năm đóng BHXH (E) : 5 triệu * (1.05)^15 = 10,394,641
- Số tiền nhận nhận trợ cấp BHXH một lần theo hưu trí là (F): 15*1.5*D = 161,839,227
- Trợ cấp tai nạn theo lương tối thiểu là (G): 22,750,000
- Trợ cấp tai nạn theo lương đóng BHXH tháng trước khi bị tai nạn là (H): 48,854,812
- Tổng tiền hưởng từ BHXH là: F + G + H = 233,444,039
Kết luận: Xấp xỉ 234 triệu, thấp hơn con số 336 triệu đã đóng cho BHXH, và chỉ xấp xỉ 1/2 số tiền thu được nếu đem tiền đó gửi ngân hàng.
3 - Trường hợp 3: một lao động đóng BHXH 20 năm thì bị tai nạn thương tật 40%, sau đó tiếp tục làm việc 10 năm nữa đến khi nghỉ hưu 20 năm thì người đó mất
Số tiền nhận được từ BHXH = trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng trước khi nghỉ hưu trong vòng 10 năm + lương hưu 20 năm + trợ cấp mai táng + trợ cấp tuất 1 lần
- Tổng số tiền đã đóng BHXH sau 30 năm nếu có gửi ngân hàng lãi suất 5%/năm (B): 1,926,351,459
- Tổng số tiền đã đóng BHXH gửi ngân hàng sau khi chết (50 năm) là (C): 5,111,183,905
- Bình quân thu nhập tháng đóng BHXH trong 30 năm (D): 11,073,141
- Lương mới nhất sau 30 năm đóng BHXH (E): 5 triệu * (1.05)^30 = 21,609,712
- Trợ cấp tai nạn theo lương tối thiểu chung hàng tháng là (F): (0.3 + 0.02*(40-1)) * lương tối thiểu chung 1,300,000 = 1,404,000
- Tổng trợ cấp theo lương tối thiểu chung cho đến khi về hưu là (G): F*12*10 = 168,480,000
- Lương đóng BHXH tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị là (H): 5 triệu * (1.05)^20 = 13,266,489
- Tổng trợ cấp theo lương đóng BHXH tháng trước khi bị tai nạn cho đến khi về hưu là (I): tổng của (0.005 + 0.003*(20+i-1))*H*12 tháng (trong đó i chạy từ 0 đến 10) = 120,194,386
- Lương hưu nhận trong 20 năm nghỉ hưu là (J): 0.75*D*12*20 = 1,993,165,425
- Trợ cấp mai táng là (K): 10 * 1,300,300 lương tối thiểu chung = 13,000,000
- Trợ cấp tử tuất là (L): 30 năm đóng BHXH * 1.5* lương bình quân (D) = 498,291,356
- Tổng tiền hưởng từ BHXH là (M): G + I + J + K + L = 2,793,131,167
Kết luận: Trường hợp này tổng số tiền nhận được từ BHXH cho đến khi chết là 2.8 tỷ, cao hơn so với số tiền đã đóng là 1 tỷ, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với cũng số tiền BHXH đó mà mang đi gửi ngân hàng là con số 5.1 tỷ.
No comments:
Post a Comment