https://www.otofun.net/threads/toi-lap-nghiep-the-nao.1049145/
---------------------------------
Tôi theo dõi otofun từ 2008 lúc mua con xế đầu tiên, nhưng vì nó chỉ là 1 con Bluebird đời ơ kìa nên lúc đó chỉ toàn tàu ngầm đọc bài trong box Các hãng xe. Ngố nghếch thế nào mà mãi đến năm 2015 tôi mới biến đến Quán cà phê và thường xuyên vào cho đến bây giờ.
Thoạt tiên tôi cũng chỉ định thỉnh thoảng chém gió chơi nhưng thấy nhiều cụ trong này trăn trở về chuyện làm tiền quá nên tôi thử lập thớt này kể lại chuyện lập nghiệp của chính tôi. Nói là thử vì tôi cũng không biết các cụ có hứng thú nghe tôi kể lại không.
Tóm tắt là thế này: tôi năm nay vừa 40 tuổi tây, bố mẹ không giàu, không có quan hệ, đi từ nhà quê, hiện tại tôi đang có một công ty cơ khí xuất khẩu. Năm 2015 doanh thu là 85 tỉ, trừ hết các loại chi phí và nộp thuế xong tôi đút túi được 14 tỉ, phần lớn đều là tiền sạch, nghĩa là có thể chuyển thoải mái sang Mỹ mua thẻ xanh được. Ngoài ra tôi còn cổ phần trong vài công ty khác, năm vừa rồi cũng được chia gần 3 tỉ cổ tức. Tất nhiên tôi biết mức độ thế là chưa ăn thua gì, nhiều cụ trong đây chắc còn hơn tôi nhiều. Nhưng cái đặc biệt của tôi là tôi kiếm tiền hoàn toàn bằng sản xuất, và cái mà tôi muốn kể với các cụ qua thớt của tôi là chuyện KIẾM TIỀN BẰNG LÀM NGHỀ, cách mà hiện nay người Việt nam rất coi nhẹ.
--------------------------
Một vài cụ bảo rằng không thằng nào kiếm được tiền mà lại chịu lộ ra nó kiếm tiền như thế nào, đúng là như vậy. Có thể tôi đã khinh suất và bốc đồng khi định kể lại chuyện lập nghiệp của mình, nhưng sự thực là khi nhìn xung quanh và đọc trên mạng, tôi cảm thấy rất bứt rứt vì hình như người Việt nam đang đi sai đường. Ai có tí tiền cũng nhao đi buôn, hầu như bỏ qua sản xuất, trong khi sản xuất mới là gốc của mọi của cải. Cho nên với một chút thiện ý và tâm huyết còn sót lại, tôi cũng liều mở thớt này dù biết có thế mình sẽ bị lộ vài bí mật làm ăn.
Dẫu sao tôi cũng phải tự bảo vệ mình bằng cách ẩn danh hoàn toàn, nghĩa là tôi sẽ không post ảnh nhà xưởng, không giao lưu offline, cũng không bàn thảo hợp tác xin việc gì hết. Tôi sẽ chia sẻ chuyện lập nghiệp và một số chuyện kinh tế khác trung thực và chân thành, nhưng mong các cụ để tôi chỉ là một nick trên mạng. Thế là quá đủ.
Trở lại chuyện lập nghiệp của tôi.
Tôi sinh ra lớn lên ở một xã đồng bằng Bắc bộ. Quê tôi là vùng thuần nông nghèo, hầu như không có nghề gì ngoài làm ruộng. Ngày bé tôi chịu thiếu thốn đủ thứ, vào đại học cao mét 73 mà nặng có 52 cân. Bố mẹ tôi thuộc một loại người mà tôi thấy khá nhiều ở miền Bắc, nghĩa là học rất nhiều, rất giỏi nhưng hành chẳng được bao nhiêu. Mẹ tôi học đai học sư phạm bằng giỏi, đầu tiên được phân công dạy cấp 3 ở Hoà bình, sau xin chuyển về dạy cấp 2 ở tỉnh, sau lại xin về dạy cấp 1 xã cho gần nhà và trở thành cô giáo làng đúng nghĩa. Còn bố tôi ngày xưa là tấm gương cho cả vùng, chỉ tự học mà tốt nghiệp phổ thông đã đọc thông viết thạo tiếng Nga, thế mà cuối cùng cũng chỉ là ông kỹ sư quèn chuyên sửa máy bơm nông nghiệp, bao nhiêu kiến thức đại học đều xếp xó.
Cả bố mẹ tôi đều rất tự hào về quá khứ đi học của mình nhưng ngay từ lúc bé tôi đã thấy không ổn. Học được thì phải làm được chứ không phải là học xong bỏ đấy rồi thỉnh thoảng lôi ra thẩm du. Thành ra không ít lần tôi phản kháng lại hai cụ khi bắt tôi học gạo, nhất là mấy năm 88,89, xung quanh đói bỏ mẹ ra mà đi tập văn nghệ cứ phải hát em là búp măng non. Tôi không tập bỏ về bị mẹ quật cho mấy roi, cuối cùng cũng hoà cả làng.
Bắt đầu năm 91 bình thường với Trung quốc, hàng TQ tràn qua biên giới vào VN, tôi đã tự đặt cho mình câu hỏi tại sao người VN không làm được những thứ đó, kể cả những mặt hàng đơn giản như bộ bài Tây du ký. Nhưng thằng bé 15 tuổi chỉ tự hỏi thôi chứ không trả lời được. Cứ lẩn mẩn như thế, năm 94 tôi vào đại học, chuyên ngành kinh tế.
Lên Hà nội tôi không có họ hàng nào, chỉ ở ký túc xá, có cái xe đạp cũ của bố cuối tuần đạp đi ngắm phố phường. Hà nội hồi ấy đang ở lúc giao thời gữa bao cấp và mở cửa, tôi cứ thấy mang máng đâu đó những cơ hội cho mình nhưng thân cô thế cô, không biết bắt đầu từ đâu, cuối cùng đành tự tích luỹ bằng cách lao đầu vào học tiếng Anh.
--------------------------
Đoán như thế là cụ nhận xét không tinh rồi. Tôi đã đọc topic của đại ka Húc, có mấy thứ các cụ có thể thấy ngay là tôi khác bác Húc:
- Bác Húc hơn tuổi tôi, bác ấy lấy vợ năm 2010 lúc 40 tuổi, tôi thì năm nay mới 40
- Bác Húc được đi học nước ngoài, tôi thì học trong nước (thậm chí còn chưa hết đại học)
- Bác Húc làm hoá chất, tôi làm cơ khí
- Bác Húc có vẻ là người chỉn chu và đa cảm, tôi thì bựa hơn bác ấy nhiều
Tóm lại tôi không phải là bác Húc, hình như chỉ có đúng một cái tôi giống bác ấy là đều khởi đầu bằng bán hàng, nhưng tôi phải đi làm thuê chứ ko làm chủ được như đại ka.
Trở lại chuyện chính. Nói rằng bố mẹ tôi không để lại gì cho tôi thì cũng không phải, ít nhất tôi cũng thừa kế được 2 gen tốt của các cụ. Đó là óc toán của mẹ và khiếu ngoại ngữ của bố. Nghĩ lại thì đó là hai cái chính giúp tôi thành công như bây giờ.
Nhưng có một cái tôi làm được hơn các cụ, mà hai cái này cũng là bẩm sinh, không biết tôi có kế thừa của ông bà cụ kỵ nào không. Tôi bàn kỹ hơn vì thấy nó rất quan trọng với nghề kinh doanh:
Một là KHẢ NĂNG LÀM TOÁN CHỦ ĐỘNG, nghĩa là tự đặt ra bài toán và tự giải được bài toán cho mình. Khác với người làm toán bị động, nghĩa là chỉ có thể giải các bài toán do người khác đặt ra. Bố mẹ tôi cả đời không bao giờ tự đặt ra bài toán nào mà chỉ bị động theo sự sắp xếp của nhà nước. Người chỉ biết giải toán bị động thì có giỏi đến mấy, cả đời cũng chỉ đi làm thuê.
Khả năng làm toán chủ động, tôi thấy là năng lực lớn nhất đòi hỏi ở một nhà kinh doanh. Vì kinh doanh là đi vào những con đường chưa ai đi. Nếu anh không tự nhìn ra vấn đề rồi tự giải quyết vấn đề thì ai sẽ làm hộ anh được? Có một câu tôi muốn khuyên các cụ là khi bắt đầu kinh doanh, đừng bao giờ hỏi ai là tôi sẽ làm gì, tôi làm cái này có được không. Bài toán đo chính các cụ phải tự giải.
Thứ hai là Ý CHÍ ĐI ĐẾN TẬN CÙNG VẤN ĐỀ. Tôi không chấp nhận những hiểu biết nửa vời mà từ bé đã luôn luôn muốn đi xa hơn những kiến thức trong sách báo. Vào đại học sau bài giảng tôi hỏi rất nhiều, đến mức bị thầy ghét. Cuối cùng tôi chán đại học vì thấy nó nhồi nhét và hèn nhát quá, và tự tìm đọc và học bên ngoài. Nhưng nhờ tâm thế suy nghĩ độc lập như thế mà tôi nhận ra nhiều điều trước thời đại, cũng là một yếu tố giúp tôi thành công.
Trở lại năm đầu đại học. Tôi đã nói là tôi vùi đầu vào học tiếng Anh. Suy nghĩ của tôi lúc ấy rất đơn giản, mở cửa làm ăn với phương Tây thì không biết tiếng Anh không được, mà phải biết thành thạo chứ không phải cái thứ tiếng Anh giả cầy ở các trung tâm ngoại ngữ. Tôi vẫn học tiếng Anh ở trung tâm nhưng ngoài ra còn tự học thêm, mấy quyển tiếng Anh thư tín thương mại tôi gần như thuộc lòng, hàng tuần còn ra Bờ hồ nghiến răng mua tạp chí The Economist về học tiếng Anh chính gốc, rồi tự học phát âm theo băng đến khản cả cổ. Đến giữa năm thứ hai tôi đã đọc viết và giao tiếp tiếng Anh thoải mái, không ngờ chỉ một ít sau là tôi đã dùng được nó để kiếm cơm.
Về chương trình học kinh tế lúc bấy giờ thì như tôi đã nói, lộn xộn và hèn nhát. Với khả năng suy nghĩ độc lập của mình, tôi nhận ra ngay những tự mâu thuẫn trong các “kiến thức” được giảng dạy. Đến lúc lên hỏi thì các thầy hoặc né tránh, hoặc át đi kiểu cả vú lấp miệng em. Tôi lại tự học bằng cách lên cày thư viện, đọc cả ****** của Mác và Giáo trình kinh tế của Samuelson.
-------------------------Khoảng nửa học kỳ 2 năm thứ nhất thì tôi bắt đầu thấy mình trẻ trâu. Đâm đầu đi hỏi những thứ mà các thầy cũng cóc biết hoặc đíu dám trả lời. Nói về kinh tế chính trị Mác Lê thì tréo ngoe với kinh tế kiểu mới, còn kinh tế ****** thì nói trắng ra là tôi còn biết nhiều hơn, vì tôi đọc được tiếng Anh. Tóm lại là từ đó tôi ko hỏi nữa mà bắt đầu tự suy nghĩ xem chính xác là mình nên học cái gì.
Hè năm thứ nhất tôi ko về nhà mà đạp xe loanh quanh đi xin việc. Giống như rất nhiều sinh viên, tôi cố tìm những bar pub có khách nước ngoài để may ra có cơ hội giao tiếp. Lúc đó tôi mới biết được một tai hại là mình gầy và trông xuềnh xoàng quá, và cái giọng tôi nói trắng ra là đặc nhà quê. Có mấy nơi từ chối khéo bằng cách bảo liên hệ sau nhưng tôi biết ngay là họ không định nhận, chỉ có một bà chị ở cái bar ở phố Hàng Lược (tôi quên tên rồi) thì nói thẳng chị không nhận em vì ngoại hình và giọng của em không đạt. Lúc ấy tôi mới giật mình nhận ra mình vẫn còn quá nhiều thứ phải bổ sung nếu muốn tồn tại trong cuộc cạnh tranh.
Cuối cùng tôi không đi làm ở đâu cả mà tiếp tục tự đọc, tự học tiếng Anh, nhưng chủ yếu là ăn và tập. Sân tập chạy và phòng thể hình thì không thiếu, 1 tháng có 60 ngàn (tất nhiên là phòng tập lúc ấy kém xa so với phòng gym bây giờ). Kết quả sau 7 tháng tôi lên 12 cân, cơ tay cơ bụng đủ cả. Nhưng cái làm tôi bứt rứt nhất là vẫn chưa tự tay làm ra được đồng nào, tiền ăn tiền tập toàn xin bố mẹ.
Đó chính là lý do hồi giữa năm thứ hai tôi lấn cấn mãi không dám bỏ học đi làm. Ý nghĩ bỏ học đi làm tôi đã có từ lâu khi thấy chương trình quá vô bổ. Hai cái tạm gọi là hữu ích là lý thuyết giá trị và lý thuyết cung cầu thì chỉ cần 1 tháng là đủ. Còn bao nhiêu kiến thúc cần thiết như cấu trúc và hoạt động một công ty, cấu trúc và vận hành của nền kinh tế, tình trạng cung cầu ở Việt nam và thế giới vv… thì không ai dạy, tôi hỏi mượn sách năm trên đọc cũng không có. Mấy cuốn giáo trình năm trên tôi cày 2 tháng là xong, từ lúc đó tôi bắt đầu chính thức chán đại học.
Vào học đại học mới thấy sinh viên VN nói chung quá lười. Chỉ đến kỳ thi mới vắt chân lên ôn, còn lại toàn lươn khươn rượu chè tá lả. Tôi thực chất chỉ là thằng bé nhà quê ra, chưa hiểu gì về đời nhưng ngay lúc đấy đã có một điều chắc rằng người ta không thể thành công nếu cứ sống dặt dẹo như vậy. Dần dần tôi bị coi là thằng hâm và bị bỏ qua trong hầu hết các dịp, thế cũng cái cái hay là không bị quấy rầy, cứ thế sống theo kiểu của mình.
Nhưng có một cái mà chúng nó không thể bỏ qua, đó là tiếng Anh của tôi khá quá. Hai thằng cùng phòng nhờ tôi dạy thêm tiếng Anh, và tôi cũng chỉ chơi với mấy thằng đó. Không ngờ bước đầu tiên tự lập của tôi lại từ đấy mà ra.
Cuối năm 96 một trong hai thằng bạn tôi dạy tiếng Anh rủ tôi lên Hàng Buồm chơi nhà bà trẻ của nó. Hàng Buồm chắc nhiều cụ biết, là phố bán bánh kẹo rượu sữa của Hà nội. Bà trẻ thằng bạn tôi có một cửa hàng vào loại khá, tính bà rất xởi lởi, thấy hai thằng lên nhét ngay cho hai lon cô ca và một gói kẹo ngoại giải ngố.
Hôm ấy là chiều thứ bảy khá đông khách, tôi ngồi xem cảnh mua bán một lát thì nhận ra một thiếu sót của cửa hàng, thậm chí của cả phố, đó là bán hàng thực phẩm nhập khẩu nhưng sản phẩm không có hướng dẫn tiếng Việt, cũng không có ai đọc được tiếng Anh để nói cho khách. Bánh kẹo thì không có chuyện gì, nhưng sữa bột thì chắc là không đơn giản. Vừa nghĩ xong thì đúng là có một cụ chừng hơn 50 đến hỏi về sữa cho trẻ em khó tiêu. Sữa thì có hàng nhưng dùng thế nào, phải chú ý cái gì thì cóc ai biết.
Lúc ấy tôi mới thử ra đọc nhãn tiếng Anh xong dịch cho bác già nghe, sau đó dùng ít kiến thức lỗ mỗ về dinh dưỡng trẻ em “bàn bạc” với bác ta một lúc, cuối cùng bán được cho đại ka 2 hộp. Thế là bà trẻ lôi một đống nhãn hàng ra bắt tôi dịch, thậm chí cả mỹ phẩm gửi từ Đức về cũng bắt đọc làm thằng bé ngớ hết người. Kết quả là chiều muộn hai thằng mới về sau khi đánh một bữa no và đem theo một đống kẹo bánh.
----------------------------
Lúc về nhà, thằng bạn tôi hí hửng với đống bánh kẹo, tôi thì nghĩ đến một chuyện hoàn toàn khác. Tôi đã tự tay bán được hai hộp sữa, lại còn lập được quan hệ với khách hàng đến mức đại ka bảo lần sau tao lại đến đây mua. Có một cơ hội đâu đó mà tôi cần làm rõ, và tôi thấy việc học gạo hàng ngày càng trở nên vô vị.
Tôi xoay sang tìm hiểu về bánh kẹo và dinh dưỡng. Năm 1996 khác bây giờ, internet không có, tài liệu rất thiếu. Tôi mày mò mượn được giáo trình công nghiệp thực phẩm Bách khoa cày vài tuần, biết thêm được khá nhiều kiến thức. Cày xong thực phẩm, tôi bắt đầu tìm hiểu về dinh dưỡng trẻ em.
Đầu tiên tôi bí vì không nhìn thấy cửa nào cả, sau tôi vào bừa Bạch mai hỏi. Bác sĩ vừa quát vừa chỉ ra Viện dinh dưỡng Tăng Bạt Hổ (tiên sư nó, hỏi có 2 câu mà con mụ quát tôi như thằng ăn xin). Tôi đạp xe ra Tăng Bạt Hổ, đứng nhìn một lúc thì nghĩ ra được cách lân la hỏi chuyện các bà mẹ mang con ra chữa suy dinh dưỡng. Những người này nhất là người ở quê ra, rất sẵn sàng kể chuyện bệnh tật của con họ và bác sĩ kê đơn thế nào. Không ngờ cách của tôi lại rất hiệu quả vì nghe cái hiểu ngay, rất thực tế.
Khi thấy đã tích luỹ tạm đủ kiến thức, tôi mới chính thức bắt đầu “kế hoạch vĩ đại” của mình: xin đi làm thuê.
Tôi lại đạp xe lên Hàng Buồm nhưng đi một mình. Bà trẻ thằng bạn nhận ngay ra tôi, hỏi mày đi đâu thế cháu. Tôi bảo cháu đến xin phép thưa bà một chuyện.
Bà thôi cười ngay, bắt đầu cảnh giác hỏi chuyện gì. Tôi rất lễ phép bảo, bà cho cháu làm phụ bán hàng ở nhà bà nếu được. Cháu học ở trường rồi, bây giờ muốn thực tập cho có thực tế.
Bà lại càng cảnh giác hơn, hỏi thế thằng Tuân đâu, sao hai thằng mày không đi cùng, mày có giấy của trường không. Tôi nghĩ chắc không xong rồi nhưng vẫn trả lời thật là đây là tự cháu muốn vậy, cháu không cần lương chỉ cần thực tập thôi.
Không ngờ nghe đến ba chữ “không cần lương”, mặt bà trẻ trẻ hẳn ra, bảo ờ thế thì mai mày lên đây, bà cho mày thực tập.
Tôi chào bà ra về, hôm sau đạp xe lên sớm. Đến nơi mới biết đúng hôm ấy thằng cháu phụ việc cho bà vừa thôi việc về quê, bố nó bị tai biến. Hoá ra tôi đến xin “thực tập” đúng hôm nó xin nghỉ.
Ý định thực tập của tôi là hết sức nghiêm túc. Tôi mang theo cả sổ tay, cẩn thận hỏi bà trẻ xem các đầu việc bà cần tôi làm là những gì để ghi vào sổ. Bà xua tay bảo đấy cửa hàng có từng ấy mét, từng ấy hàng, thằng cháu mày xem có việc gì thì làm, chỉ cần chăm chỉ thật thà là được. Nói xong bà đi cùng vài bà nữa ra chùa. Trong nhà còn có ông con trai thứ hai, ý bà trẻ là để hắn trông coi tôi làm nhưng cậu hai này là kiểu công tử thứ thiệt, sau khi bà đi mươi phút là hắn cũng tếch đi cà phê chém gió, để tôi một mình với cả cái cửa hàng.
Có lẽ vì mang mác sinh viên và cái mặt tôi nhìn cũng có tí bảo hiểm nên cả hai mẹ con hầu như không đề phòng gì tôi. Đầu tiên tôi lơ ngơ không biết làm gì nhưng nghĩ ngay là một cách là nhìn xung quanh xem các hàng khác làm thế nào rồi bắt chước. Sau hơn nửa tiếng thì hàng dọn cũng tạm ổn, bắt đầu có khách mua hàng, tôi mới tá hoả nhận ra cả hai mẹ con bà trẻ không ai bàn giao cho tôi bảng giá. Cái gì bán giá bao nhiêu tôi mù tịt.
-----------------------------
Bài này tôi kể cho các cụ 1 chút về thời gian học nghề ở TQ.
Xưởng tôi học nghề là một cái nhà kho từ thời bao cấp của TQ, nhìn bề ngoài rất xấu. Bên trong có sửa sang lại nhưng cũng chỉ sạch được phần sản xuất. Người TQ sống khá bẩn kể cả dân trung lưu. Xưởng có hơn 20 công nhân phần lớn là nữ và tất cả nam nữ đều là trung niên, tôi vào là trẻ nhất, chỉ đáng tuổi con cháu.
Công nhân ở xưởng trình độ rất thấp, hình như ko ai học quá cấp 2. Thậm chí ko cần biết kẹo mình làm ra bán đi đâu, có mấy người từ lúc tôi vào đến lúc đi còn ko thể phân biệt được Việt nam và Vân nam. Thấy tôi nói tiếng tàu í ẹ thì rất thông cảm, bảo mày từ quê ra cứ học dần, vài tháng là nói được. Nói chung, ko thể chuyện trò gì được với mấy người này ngoài ăn cơm uống nước và trai gái.
Thế mà mấy ông bà già trình độ cấp 2 trường làng ấy lại làm việc rất tốt. Tôi sẽ dành 1 bài riêng bàn về người tàu và cách làm của tàu, lần này chỉ kể sơ qua. Người ta khoẻ, nhanh nhẹn và khá tự giác, mặc dù lương ko hề cao, chỉ 7-8 trăm tệ tháng. Phụ nữ tàu làm việc ko thua gì đàn ông, kể cả chạy máy. Cái này nữ công nhân VN kém xa. Đi bất cứ công xưởng nào của tàu cũng thấy nhiều nữ công nhân chạy máy, trong khi ở VN số này chỉ đếm đầu ngón tay. Tuy nhiên cái kém là phụ nữ tàu xấu tệ hại.
Xưởng trưởng là một ông hơi già nhìn khá thư sinh tên là lão Triệu, sau tôi biết là vốn làm kỹ thuật ở một xưởng bánh kẹo quốc doanh được bà chủ câu ra. Ông này giấu nghề thê thảm. Tự đặt nguyên liệu không cho ai động vào, nguyên liệu về thì tự lột nhãn đánh số 1, 2, 3, công nhân cứ đúng theo bài pha 1 vào 2, pha 2 vào 3 mà ko biết chúng nó là gì.
Nếu ko đọc tài liệu từ trước thì tôi cũng chỉ khóc thét. May có chút kiến thức, tôi cứ vừa làm theo mấy công bà già vừa suy nghĩ, so sánh. May hơn nữa là lão Triệu cũng mất cảnh giác với tôi, có vài chuyến hàng về lão sai tôi lên bóc nhãn (nghĩ là tôi ko biết gì) để lão đánh số. Nhãn hàng của tàu chủ yếu là tiếng tàu nhưng vài nhãn cũng có 1 ít tiếng Anh. Có những nhãn toàn tiếng tàu tôi phải cố nhớ, xong việc mới vẽ lại chữ theo trí nhớ, ko có smartphone khổ thế.
Chuyện ăn cắp công thức chỉ là 1 phần công việc, còn lại chủ yếu là lao động. Lão Triệu chủ ý ko truyền nghề cho tôi nên 1 tháng ở xưởng tôi chủ yếu làm chân sai vặt. Tôi cũng có đối sách, không nề hà bất cứ việc gì và làm tốt nên chỉ sau mấy ngày là bắt đầu được mấy bà công nhân quý. Thế là tôi nhân dịp nhờ các bà dạy tiếng tàu, vừa nhẩn nha hỏi về các công đoạn sản xuất. Cái này tiếng tàu gọi là “kẻ nói vô tình, người nghe hữu ý”. Các bà rất vô tư kể cho tôi cái này là gì, cái kia làm thế nào. Tất nhiên là chỉ ở mức trình độ của các bà nhưng tôi có kiến thức của mình nên từ 1 suy ra hai ba. Dần dần tôi hiểu được nguyên lý và các công đoạn sản xuất cả kẹo cứng lẫn kẹo mềm.
Bà chủ Lương mới hơn 20 ngày đã nhắc tôi sắp hết hạn. Lúc ấy tôi mới vỡ ra nguyên lý sản xuất nên rất muốn ở lại thêm tháng nữa nhưng bà ta nhất quyết bắt tôi ra khỏi xưởng. Bây giờ nghĩ lại tôi đoán là lão Triệu bắt đầu nghi ngờ là tôi có học được gì đó. Trước khi đi tôi chào mấy bà công nhân, các bà tưởng tôi bị đuổi việc nên thương tôi lắm. Có bà còn bảo về nhà tao ở tạm tao chỉ cho mày chỗ khác làm.
Tất cả những quan sát và suy luận tôi đều ghi lại trong sổ tay, sau đó tổng kết lại và tự lên quy trình sản xuất. Lúc đầ việc đặt nguyên liệu rất khó khăn, tôi phải liều sang TQ tự đi tìm, cũng vào cả chợ Kim biên, mãi mới khớp được các mối nguyên liệu.
Thời gian làm kẹo tôi có gặp bà chủ Lương 2 lần nữa ở Hữu nghị, bà ta biết tôi cạnh tranh nên đối xử rất lạnh nhạt. Có vẻ chuyện cho tôi sang học nghề là một lần bốc đồng, bà ta cũng ko ngờ là tôi làm được.
Bài học chính tôi rút ra từ chuyện này là “đừng coi thường bất cứ một ai”. Một thằng nhóc hiền lành vô hại rất có thể sẽ là đối thủ lớn nhất của anh trong tương lai, nên luôn phải cẩn thận. Nó học ở đâu khác kệ nó, ít nhất không tự dạy cho nó cách để nó cạnh tranh với mình.
Sản xuất bao giờ cũng có bí quyết, anh phải biết đâu là bí quyết và bảo vệ nó thật chặt. Điều đó có thể gây phiền toái và bận, nhưng còn hơn là biếu không bí quyết cho đối thủ.
------------------
Tôi không coi thường thương mại nhưng có một chút thất vọng khi người Việt nam kém cỏi về sản xuất quá. Người có ít tiền muốn đi buôn, người có nhiều tiền cũng đánh quả, không ai nghĩ đến sản xuất. Về điểm này, người Việt nam kém xa người Tàu.
Người Việt có thể toàn dân dùng một sản phẩm gì đó nhập khẩu, mặc dù dùng rất nhiều nhưng không ai nghĩ đến chuyện tự làm ra nó, trong khi người Tàu thì chỉ sau vài năm là có hàng thay thế. Có thể lúc đầu chưa tốt nhưng người ta cải tiến không ngừng, sau vài năm nữa đã dùng được, tất nhiên có thể còn thua hàng nhập khẩu, nhưng vấn đề là người ta không đầu hàng.
Còn Việt nam thì sao? Nói ra thì buồn, chứ nhìn bất cứ đâu xung quanh các cụ cũng có thể thấy những mặt hàng đơn giản mà người Việt hàng chục năm nay cứ vô tư nhập khẩu, chẳng ai nghĩ đến chuyện sản xuất. Trong một thớt bên voz lúc nó chưa sập, tôi có nêu ra ví dụ về con dao cạo râu. Các ofer đi cắt tóc hẳn ai cũng phải dùng một nửa con dao lam để cạo sau khi cắt. Mỗi tháng Việt nam dùng cả chục triệu con dao lam, thế mà cả nước gần trăm triệu dân cam chịu nhập một mặt hàng đơn giản như thế về dùng. Mà nhập từ đâu? Xin thưa, từ AI CẬP!
Các cụ đọc rõ nhé, không phải từ Trung quốc, từ Thái lan hay Ấn độ, mà là từ AI CẬP!
Tôi nêu ví dụ về con dao lam hy vọng có chú vozer nào có thái độ đúng với vấn đề. Không ngờ cả một lũ trẻ trâu nhảy vào chém bậy, chú thì bảo nếu mà chú làm thì chú phải nghĩ ra cái gì đó siêu việt con dao lam để có ưu thế cạnh tranh (!), chú thì mỉa mai tôi ngu vì Việt nam không luyện được thép mà đòi làm dao lam. Theo logic này thì Việt nam cũng không thể làm bia vì cả malt mì lẫn men bia VN có sản xuất được đíu đâu!
Tôi có thể ngay lập tức chỉ ra hàng chục sản phẩm như thế, tức là rất phổ thông, hầu như ai cũng dùng và làm ra không quá khó (tất nhiên không dễ) nhưng bao nhiêu năm nay cả nước cứ tì tì nhập khẩu, không ai có ý, hoặc dám, hoặc biết đường sản xuất. Đó là cái rất yếu của người Việt và cả người Đông Nam Á nói chung. Thế cho nên các đại gia Đông Nam Á hiện nay đến 9/10 đều là Hoa Kiều.
Tôi mở thớt này một phần định chia sẻ vài nhận xét và kinh nghiệm của tôi, phần khác cho các cụ thấy rằng sản xuất thực ra không đến nỗi xa lạ và đáng sợ như đa số các cụ nghĩ. Khả năng kiếm tiền bằng sản xuất ở VN hiện đang rất lớn vì hầu như cái gì cũng nhập khẩu, tất nhiên muốn kiếm được tiền phải khôn ngoan và có nghề nhưng tôi khẳng định rằng, cơ hội hết sức lớn vì thị trường sản xuất (thị trường sản xuất chứ không phải là thị trường thương mại) hầu như là rỗng tuếch.
Một điều nữa là các cụ phải chờ tôi vì tôi rất bận đầu, lúc nào cũng phải nghĩ. Có thể tôi mở otofun ra xem nhưng không thể comment cái gì vì đầu lúc đó đang nghĩ việc khác. Vài ba ngày tôi mới có thể có một bài.
------------------
Có 3 kiểu sản phẩm:
- Chất lượng ko cao, dùng tạm được nhưng giá thật rẻ, phải rẻ hơn cả hàng TQ.
- Chất lượng khá hơn hàng TQ bán chợ, tất nhiên giá cũng cao hơn
- Chất lượng cao, giá cao, hình thức và đóng gói cao
Tuỳ thuộc vào khả năng bán hàng mà cụ mới quyết kế hoạch đầu tư. Không phải cứ đầu tư lớn, ra hàng xịn mà sống được. Nhiều khi đầu tư lớn chết sặc, trong khi tầm tầm lại sống khoẻ.
Bất cứ một đầu tư nào hiện nay cũng phải tìm hiểu và lường trước khả năng cạnh tranh với hàng TQ. Người Tàu có năng khiếu sản xuất vượt xa người Việt và nói chung đã đi trước người Việt một quãng đường dài, tuy nhiên trên sân nhà người Việt vẫn còn nhiều lợi thế mà người Việt chính mình phải tìm ra, nếu không sẽ bị chết lụt trong biển hàng hoá của Trung quốc.
------------
------------------
-----------------
Phần này tôi phải xin lỗi trước các cụ thacthuy và yellowtee và các cụ nữ ofer khác vì có nội dung nhạy cảm. Tôi đã nói là tôi bựa nên viết nghiêm chỉnh mãi tôi cóc chịu được.
Tôi chủ đích đi Móng cái qua Hải phòng vì từ bé chưa biết thành phố này thế nào. Năm 97 đường 5 chưa mở rộng xong nên đi sớm mà mãi đầu giờ chiều mới đến, may bến Tam bạc nằm ngay trung tâm nên tôi loanh quanh một lúc là đi hết mấy chợ chính. Xong tôi lấy phòng nghỉ, ngủ một giấc rồi đi ăn.
Sau khi ăn, tình cờ chuyến phiêu lưu bắt đầu. Đầu tiên tôi hỏi một bác xe ôm ngay cửa bến Tam bạc xem đi Móng cái thế nào. Tôi có nghe về giang hồ Hải phòng nên rất rén, nhìn mãi mới thấy một đại ka có vẻ vui tính mới dám lại gần bắt chuyện. Đại ka trả lời xong hỏi tôi đi Móng cái làm gì, tôi nói bịa là em định lên xem hàng hoá thế nào mua về bán.
Về sau tôi mới biết là mình đã mắc một sai lầm lớn, vì khi nói như vậy tức là bảo với người ta trên người mình đang có tiền. Quả nhiên đại ka cười tít mắt, hỏi ngay tôi đi Đồ sơn chưa chú mày, anh đưa chú đi lấy ba chục thôi.
Đầu tiên tôi còn không biết đi Đồ sơn để làm gì. Nghe đại ka giải thích máu trong người bắt đầu bốc lên. Nói các cụ hiểu, tôi lúc ấy 21 tuổi, gần 1 năm ăn tập thành ra khoẻ như vâm, nghe đến xx là cái gì thò ra cũng ngọ nguậy hết. Tôi bảo đại ka chở về nhà nghỉ và làm một việc mà đến giờ cũng không biết là khôn hay ngu. Số là tôi mang theo người 3 triệu, tôi lấy ra 2 triệu giấu vào đằng sau tủ rồi khoá phòng đi,chỉ nhét túi 1 triệu.
Đi qua cầu Rào một đoạn ngắn là đường tối om, tôi hoảng, bắt đầu tính các kế thoát thân nếu bị cướp. Đại ka nói mãi chắc cũng mệt nên cũng im, làm tôi càng hoảng, ngồi trên xe cứ căng như dây đàn. Đến Đồ sơn cả người ướt như vừa bốc xong 10 tấn kẹo.
Đại ka đưa tôi vào chỗ bộ đội (các cụ biết chỗ nào rồi đấy), tôi há mồm không ngờ các em ở đấy xinh thế. Tôi chưa biết xx là gì nên “e lệ” mãi mới nhắm mắt chỉ một em cũng có vẻ hiền nhất.
Đến đây tôi phải cắt vì kể tiếp thì sa đà quá. Tóm tắt là đêm đó tôi ở lại Đồ sơn, tiêu hết 500 ngàn. Sáng hôm sau quay lại trả phòng, ra bến đi Móng cái. May mà 2 triệu vẫn còn sau tủ.
-------------------
Tôi thấy nhiều cụ trong này muốn khởi nghiệp mà chưa biết bắt đầu thế nào nên mới kể lại chính quá trình mày mò kinh doanh của tôi như một gợi ý cho các cụ tham khảo. Còn nếu các cụ thích chém thẳng về kinh tế, khởi nghiệp thì tôi viết luôn, đỡ phải kể lại. Nhưng như thế thì tính gợi ý nó sẽ giảm hẳn vì tôi chỉ có thể viết ở tầm của tôi bây giờ. Chẳng hạn nếu cho tôi 100 triệu bây giờ thì tôi cũng không biết làm gì vì quen nghĩ ở mức 5-10 tỉ rồi.
Nói thực tôi khá ngạc nhiên với các cụ. Tôi đã nêu ra ví dụ về con dao cạo râu, thực sự nó là một cơ hội rất tốt nếu đầu tư được, nhưng hình như không một cụ nào ở đây có ý tìm hiểu xem nó là thế nào. Có vẻ như người Việt nam không thoát được mấy ý nghĩ về nhà đất, chứng khoán, vàng đô la và buôn bán mặt đường. Nền kinh tế thực sự nó rộng hơn thế rất nhiều các cụ ạ. Hãy ham hiểu biết, hãy tò mò như tôi hai chục năm trước, khi mạo hiểm tất cả chỉ để biết người ta làm bánh kẹo thế nào. Tôi còn trải qua nhiều chìm nổi, thậm chí bị lừa mất trắng trước khi dựng được nghiệp như bây giờ. Chứ khởi nghiệp cái là thành công ngay thì là thiên tài rồi.
Dường như các cụ chỉ muốn biết ngay làm sao kiếm được hơn tỉ 1 tháng, bỏ qua tất cả những thứ khác, trong khi thông điệp mà tôi muốn truyền đi trong thớt này là LÀM GIÀU BẰNG LÀM NGHỀ. Phải nghĩ đến nghề trước khi nghĩ đến tiền, đáng buồn là người Việt bây giờ hầu như không ai đi theo con đường này.
-----------------Tôi không kể nữa mà tóm tắt quá trình lập nghiệp của tôi cho các cụ. Thực tế là lúc mới vào đời, ngoài 1 mớ kiến thức kinh tế cóp nhặt ra thì tôi không có nghề gì hết. Tôi đã mất nhiều thời gian để học vài nghề khác nhau, cuối cùng trụ lại ở nghề cơ khí.
Sau khi lên Móng cái, đầu tiên tôi xin đi bán hàng nhưng chỉ làm hơn tuần thì bỏ vì hoá ra thằng chủ người Tàu là gay. Tôi lại làm cửu vạn hơn 2 tháng cuối cùng cũng quen được 1 bà Tàu chuyên buôn hàng ngọt. Bà này quý tôi, dẫn tôi theo vào xưởng kẹo chuyên làm xuất qua Móng cái (đâu đó gần Tần châu). Cuối cùng tôi cũng được nhìn thấy cách người Tàu sản xuất kẹo kiểu bán thủ công.
Tôi lúc đó chẳng có gì để mất, mới hỏi thẳng bà Tàu là tôi muốn học nghề này bà có giúp tôi được không. Không ngờ bà Tàu đồng ý nhưng bảo tôi phải trả tiền. Hoá ra cái xưởng đó bà ta cũng có phần. Tôi về VN lấy tiền đổi 1 ngàn tệ đưa cho bà ta (tệ hồi ấy có gần ngàn tư), được bà ta cho vào xưởng làm 1 tháng, học được gì không kệ mày. Người ta đi làm được tiền, tôi phải mất tiền để được đi làm. Nhưng nhờ thế mà tôi học được cách làm kẹo bánh và học nói tiếng Tàu tạm gọi là ổn.
Về VN tôi làm một chuyện khá táo gan là rủ cậu hai nhà bà trẻ chi vốn làm kẹo, lợi nhuận chia 50/50. Thằng cha này vốn cũng tin tôi, thêm chuyện bị lão anh cả chửi suốt vì lông bông nên cú, đúng lúc tôi rủ làm kẹo nên hắn gật luôn. Tôi thuê một căn nhà trong xóm ở Yên viên mở xưởng.
Nhiều cụ sẽ nghĩ tôi bốc phét vì 1 tháng học thế đíu nào được nghề. Đúng là nếu không tinh thì 1 tháng không học được gì cả, bọn Tàu và tất cả các loại chủ trên thế giới đều giấu nghề như mèo giấu c. (cả tôi bây giờ cũng thế thôi) nhưng tôi đã cày giáo trình công nghiệp thực phẩm từ trước nên có sẵn kiến thức, 1 tháng làm việc tôi xin ở luôn trong xưởng, giả vờ ngô nghê nhưng ngấm ngầm để ý hết tất cả các công đoạn sản xuất. Bọn Tàu nó cũng coi thường, nghĩ là tôi cóc biết gì nên không đề phòng.
Lúc mở xưởng, thật ra không thể gọi là xưởng vì có mỗi gian nhà kho 30 m vuông với mấy con máy bán thủ công bé xíu mua từ Phật sơn, tôi không đăng ký gì cả, tức là làm lậu hoàn toàn. Lúc hàng bán được tôi cũng mặc kệ nên mới dính vào một thằng xx kinh tế. Tôi lúc ấy còn quá trẻ nên tin người, nhận hắn làm anh em kết nghĩa. Cuối cùng anh kết nghĩa làm cho tôi vố mất sạch.
-------------------
Bài này tôi kể cho các cụ 1 chút về thời gian học nghề ở TQ.
Xưởng tôi học nghề là một cái nhà kho từ thời bao cấp của TQ, nhìn bề ngoài rất xấu. Bên trong có sửa sang lại nhưng cũng chỉ sạch được phần sản xuất. Người TQ sống khá bẩn kể cả dân trung lưu. Xưởng có hơn 20 công nhân phần lớn là nữ và tất cả nam nữ đều là trung niên, tôi vào là trẻ nhất, chỉ đáng tuổi con cháu.
Công nhân ở xưởng trình độ rất thấp, hình như ko ai học quá cấp 2. Thậm chí ko cần biết kẹo mình làm ra bán đi đâu, có mấy người từ lúc tôi vào đến lúc đi còn ko thể phân biệt được Việt nam và Vân nam. Thấy tôi nói tiếng tàu í ẹ thì rất thông cảm, bảo mày từ quê ra cứ học dần, vài tháng là nói được. Nói chung, ko thể chuyện trò gì được với mấy người này ngoài ăn cơm uống nước và trai gái.
Thế mà mấy ông bà già trình độ cấp 2 trường làng ấy lại làm việc rất tốt. Tôi sẽ dành 1 bài riêng bàn về người tàu và cách làm của tàu, lần này chỉ kể sơ qua. Người ta khoẻ, nhanh nhẹn và khá tự giác, mặc dù lương ko hề cao, chỉ 7-8 trăm tệ tháng. Phụ nữ tàu làm việc ko thua gì đàn ông, kể cả chạy máy. Cái này nữ công nhân VN kém xa. Đi bất cứ công xưởng nào của tàu cũng thấy nhiều nữ công nhân chạy máy, trong khi ở VN số này chỉ đếm đầu ngón tay. Tuy nhiên cái kém là phụ nữ tàu xấu tệ hại.
Xưởng trưởng là một ông hơi già nhìn khá thư sinh tên là lão Triệu, sau tôi biết là vốn làm kỹ thuật ở một xưởng bánh kẹo quốc doanh được bà chủ câu ra. Ông này giấu nghề thê thảm. Tự đặt nguyên liệu không cho ai động vào, nguyên liệu về thì tự lột nhãn đánh số 1, 2, 3, công nhân cứ đúng theo bài pha 1 vào 2, pha 2 vào 3 mà ko biết chúng nó là gì.
Nếu ko đọc tài liệu từ trước thì tôi cũng chỉ khóc thét. May có chút kiến thức, tôi cứ vừa làm theo mấy công bà già vừa suy nghĩ, so sánh. May hơn nữa là lão Triệu cũng mất cảnh giác với tôi, có vài chuyến hàng về lão sai tôi lên bóc nhãn (nghĩ là tôi ko biết gì) để lão đánh số. Nhãn hàng của tàu chủ yếu là tiếng tàu nhưng vài nhãn cũng có 1 ít tiếng Anh. Có những nhãn toàn tiếng tàu tôi phải cố nhớ, xong việc mới vẽ lại chữ theo trí nhớ, ko có smartphone khổ thế.
Chuyện ăn cắp công thức chỉ là 1 phần công việc, còn lại chủ yếu là lao động. Lão Triệu chủ ý ko truyền nghề cho tôi nên 1 tháng ở xưởng tôi chủ yếu làm chân sai vặt. Tôi cũng có đối sách, không nề hà bất cứ việc gì và làm tốt nên chỉ sau mấy ngày là bắt đầu được mấy bà công nhân quý. Thế là tôi nhân dịp nhờ các bà dạy tiếng tàu, vừa nhẩn nha hỏi về các công đoạn sản xuất. Cái này tiếng tàu gọi là “kẻ nói vô tình, người nghe hữu ý”. Các bà rất vô tư kể cho tôi cái này là gì, cái kia làm thế nào. Tất nhiên là chỉ ở mức trình độ của các bà nhưng tôi có kiến thức của mình nên từ 1 suy ra hai ba. Dần dần tôi hiểu được nguyên lý và các công đoạn sản xuất cả kẹo cứng lẫn kẹo mềm.
Bà chủ Lương mới hơn 20 ngày đã nhắc tôi sắp hết hạn. Lúc ấy tôi mới vỡ ra nguyên lý sản xuất nên rất muốn ở lại thêm tháng nữa nhưng bà ta nhất quyết bắt tôi ra khỏi xưởng. Bây giờ nghĩ lại tôi đoán là lão Triệu bắt đầu nghi ngờ là tôi có học được gì đó. Trước khi đi tôi chào mấy bà công nhân, các bà tưởng tôi bị đuổi việc nên thương tôi lắm. Có bà còn bảo về nhà tao ở tạm tao chỉ cho mày chỗ khác làm.
Tất cả những quan sát và suy luận tôi đều ghi lại trong sổ tay, sau đó tổng kết lại và tự lên quy trình sản xuất. Lúc đầ việc đặt nguyên liệu rất khó khăn, tôi phải liều sang TQ tự đi tìm, cũng vào cả chợ Kim biên, mãi mới khớp được các mối nguyên liệu.
Thời gian làm kẹo tôi có gặp bà chủ Lương 2 lần nữa ở Hữu nghị, bà ta biết tôi cạnh tranh nên đối xử rất lạnh nhạt. Có vẻ chuyện cho tôi sang học nghề là một lần bốc đồng, bà ta cũng ko ngờ là tôi làm được.
Bài học chính tôi rút ra từ chuyện này là “đừng coi thường bất cứ một ai”. Một thằng nhóc hiền lành vô hại rất có thể sẽ là đối thủ lớn nhất của anh trong tương lai, nên luôn phải cẩn thận. Nó học ở đâu khác kệ nó, ít nhất không tự dạy cho nó cách để nó cạnh tranh với mình.
Sản xuất bao giờ cũng có bí quyết, anh phải biết đâu là bí quyết và bảo vệ nó thật chặt. Điều đó có thể gây phiền toái và bận, nhưng còn hơn là biếu không bí quyết cho đối thủ.
-------------------------------
Rời Trung của về Việt nam, lúc đó đã là tháng 6. Trong cùng một thời gian tôi phải làm hai việc lớn.
Việc thứ nhất là dựng xưởng, mà việc đầu tiên của việc thứ nhất tất nhiên là tiền đâu. Tiền tôi tích trữ lúc ấy có khoảng 10 triệu, không đủ thuê xưởng chứ đừng nói mua máy móc nguyên liệu. Tôi phải tìm nguồn tiền đầu tư, và người đầu tiên tôi nghĩ đến là cậu hai con bà trẻ.
Tôi biết cha này hay ngồi cà phê ở mấy quán quanh Bờ Hồ nên lang thang đi tìm. Ngay ngày đầu tiên đã thấy hắn ở Nhân nhưng lúc đó đang chém với mấy thằng bạn nên mãi mấy hôm sau tôi mới bắt được hắn ngồi một mình. Tôi kiếm một bàn bên cạnh, gọi một cà phê xong làm ra vẻ "tình cờ nhìn thấy anh", đi lại bắt chuyện.
Đầu tiên tôi nghĩ khéo mà hỏng vì thằng cha lúc ấy nhìn rất bực bội, chửi thề liên tục. Tôi nghĩ cũng chẳng có gì để mất nên nói thẳng em vừa đi học nghề bên tàu xong, đang tìm người hợp tác dựng xưởng làm kẹo. Không ngờ thằng cha hỏi luôn mày cần bao nhiêu. Tôi bảo chắc khoảng 200 triệu, hắn nghĩ một lúc rồi nói anh đầu tư cho mày 2 trăm nhưng phải làm cho anh cái dự kiến, báo cáo rõ ràng, cam kết chỉ được thắng ko được thua.
Mịa, làm gì có đầu tư nào mà chắc thắng trăm phần trăm. Tôi chửi thầm trong đầu nhưng vẫn “cam kết” với hắn. Về sau tôi mới biết đại loại là lão anh hắn mang thằng em lên biên giới đánh hàng nhưng thằng em lời phời quá làm thằng anh cáu, về Hà nội chửi em bất tài vô dụng trước mặt cả phố làm cậu hai nhà ta mất mặt, quyết chí đi cà phê tính kế kiếm tiền. Tôi gặp hắn đúng lúc ấy nên được ngay 200 triệu. Quá may.
Trong quá trình chuẩn bị, hoá ra cậu hai làm được khá nhiều việc. Đầu tiên hắn nhờ bạn chỉ tôi thuê được xưởng là một phần của 1 xưởng gỗ trong làng ở Yên viên, mặc dù rất ồn nhg được cái là dùng ké được ngay điện 3 pha. Thứ hai là đứng tên đăng ký doanh nghiệp tư nhân. Lúc ấy tôi mới biết nếu một mình thì tôi ko thể nào làm được vì ko có hộ khẩu Hà nội.
Tôi nhớ hôm đăng ký doanh nghiệp xong cậu hai sướng lắm, lôi tôi đi làm bữa bia bét nhè ra ý bây giờ tao cũng là ông chủ như ai. Tôi ngồi uống bia cứ thấy buồn cười vì cứ đăng ký doanh nghiệp xong là thành ông chủ thì ai chẳng làm ông chủ được. Đúng là hợp tác với những thằng sĩ diện cũng có cái hay như thế. Mình chỉ cần lựa tính bốc hắn lên 1 tí, cứ “nhờ anh” làm cái lọ cái chai là sai hắn được rất nhiều việc. Tất nhiên, phải tỉnh táo để biết cái gì bảo được cái gì không, chẳng hạn đừng bao giờ nhờ bốc hàng, còn lâu hắn mới làm.
Phần quan trọng nhất bây giờ là mua máy móc nguyên liệu. Việc này phải cảm ơn ông thợ máy ở xưởng kẹo bên tàu. Đó là một ông già rất vui tính tốt bụng. Một hôm buổi trưa thấy ông cặm cụi sửa máy tôi lại gần bắt chuyện, bê vác cho ông một hồi thế là thầy trò quen nhau. Sau đó ông cho tôi một số điện thoại bảo đấy là người chuyên buôn bán sửa chữa máy.
Lần thứ hai tôi sang TQ, gọi điện theo số ông già cho bảo tao là học trò của Lâm sư phụ muốn đến chỗ mày mua máy làm kẹo. Cha bên kia cười ha ha bảo mày đến Phật sơn đi tao đón. Tôi lại lần mò đi đến Phật sơn nhưng ko mua được máy chỗ tay Trần này vì máy hắn to quá, hắn dẫn tôi sang xưởng của thằng cháu bên cạnh. Cuối cùng tôi mua được một bộ máy mini tổng lại chỉ hơn 90 ngàn tệ.
Trong mấy ngày ở Phật sơn tôi được tiếp đón hết sức trọng thị. Đến mức tôi phát ngại và bảo tay Trần cháu không cần phiền hà đến như thế nhưng chú này không nghe, bảo mày ở xa đến tao mua là tao quý lắm, chỉ cần về sau nếu phát tài mua thêm máy thì nhớ quay lại.
Các cụ có thể thấy bản năng thương gia của người tàu nó lớn thế nào. Bất biết Trần cháu này thật tâm đến đâu nhưng khi nghe nói thế, chắc chắn cáu cụ phải nghĩ đến hắn nếu muốn mua gì tiếp.
Các thứ trong một ngành nó link đến nhau, tôi vào xưởng sản xuất hỏi được chỗ mua máy, đi mua máy thì được chỉ sang chỗ bán nguyên liệu. Cứ thế lần mò bên tàu hơn 2 tuần, tôi đã tập hợp được gần hết các mối cung cấp. Việc mang về VN thì đơn giản, các công ty xuất nhập khẩu ở Bằng tường đầy nhóc. Tôi chỉ cần đặt hàng, trả tiền và chỉ định nhà xuất khẩu là có thể ngồi đón hàng tại Hữu nghị.
Chắc có cụ sẽ hỏi thế tôi lấy được gì ở Việt nam? Chuyện này tôi sẽ kể sau.
--------------------
Việc lớn thứ hai tôi phải làm cùng với việc dựng xưởng, đó là thoả thuận với bố mẹ về chuyện tôi bỏ đại học.
Các cụ nhà tôi, như tôi đã kể, là hai trí thức bao cấp điển hình. Học rất nhiều, rất giỏi, nhưng vận dụng được rất ít, suốt đời chỉ biết đến nhà nước. Trong tâm trí các cụ, tôi học đại học ra là để đi dạy hay vào làm cho cơ quan nhà nước nào đó, nghe đến tư nhân là đã hãi chứ đừng nói đến bỏ học.
Việc này làm tôi đau đầu mấy hôm liền, ban ngày đi chạy việc, ban đêm nằm nghĩ đủ các kiểu “làm việc” với hai vị thân sinh. Từ thẽ thọt ngoan ngoãn đến bất cần đời tôi đều duyệt qua hết, cuối cùng tôi thấy tốt nhất là dùng cách mị dân. Muốn bỏ học đi làm, tôi phải chứng minh cho các cụ tôi đã làm được một cái gì đó.
Có một việc tôi phải làm khi chuẩn bị sản xuất là đặt bao gói, tôi mò vào tận Chợ lớn đặt gói kẹo. Tôi chờ đến lúc gói kẹo đến nơi, mua một hộp Kopiko về bóc gói xịn ra, lấy gói của mình bao vào, cho vào túi ni long dán lại, thế là được một gói kẹo của mình. Mang gói kẹo cọp tôi lên đường về nhà.
Lúc bấy giờ tôi đang rất thiếu thời gian nên về nhà buổi chiều, đến tối tôi thông báo luôn cho hai cụ. Tôi chìa copy giấy phép kinh doanh, ảnh chụp xưởng và gói kẹo tự làm ra, bảo đây là kẹo xưởng con làm, bây giờ con là giám đốc, giấy phép này chỉ là mượn tên thôi, con xin bố mẹ cho phép con đi theo chí hướng của con.
Buổi tối và cả đêm hôm đó cả nhà tôi rất nặng nề, tôi không kể lại vì ko phải là chủ đề chính của thớt này. Thật sự trong chuyện này phải cảm ơn ngài Bill vì lúc ấy những người có học đều biết ít hiều về chuyện Bill Gates bỏ học thành lập Microsoft. Cuối cùng bố mẹ tôi cũng đồng ý cho tôi thôi học (nói thế cho oai chứ tôi đã thôi từ lâu rồi) nhưng phải bảo lưu kết quả và chỉ được 1 năm, nếu sau 1 năm không ổn thì phải quay lại trường.
Tôi về trường nhờ thấy chủ nhiệm, mất khá tiền mới xin được cái giấy bảo lưu gửi về cho bố mẹ yên tâm, chứ thâm tâm tôi biết với tôi đại học thế là đủ.
--------------------
Quay về Hà nội, tôi tiếp tục việc mở xưởng. Tính đến lúc đó tôi đã làm được khá nhiều việc lớn: học nghề, gọi vốn, thuê nhà xưởng, mở doanh nghiệp, mua máy, mua nguyên liệu, còn hai việc nữa là thuê công nhân và chuẩn bị bao bì. Công nhân thì nhị công tử lĩnh trách nhiện, thằng cha định về quê lấy mấy đứa cháu lên làm việc ở xưởng chú, vừa oai với mẹ vừa dằn mặt anh. Tôi nhẹ được một việc, tập trung vào chuyện bao bì.
Thuê in bao bì ở TQ rất đơn giản nhưng tôi muốn làm ở VN vì chẳng nhẽ cái giấy gói kẹo cũng phải nhập TQ. Nhưng đi tìm mới thấy công nghiệp bao bì ở VN lúc đó nó tệ hại vl. In trên giấy kém, in trên nhựa càng không ra gì. Tôi vào tận Sài gòn, đầu tiên đến in Trần Phú bị đuổi ngay từ cổng, lại lần đến Chợ Lớn thì may quá, gặp được mấy bác ba tàu, một phần cũng do chút vốn tiếng tàu tôi có từ lúc học nghề.
Vào xưởng in mấy ông ba tàu Chợ Lớn mới lại thấy một cái tài của người Hoa (đến bài riêng về người Hoa tôi sẽ bàn lại một lần nữa), xưởng rất thô sơ, máy móc rất đơn giản nhưng người ta làm ra được những sản phẩm không ngờ. Tóm lại, thật đáng buồn là mặc dù lăn lóc khắp cả nước nhưng cuối cùng tôi cũng phải mua tất cả từ người Tàu. Về sau tôi mua được một cái trong nước là đường phèn. Mặc dù rất đắt nhưng nó làm cho kẹo ngon hơn hẳn.
200 triệu của nhị công tử nghe thì to nhưng để lập xưởng vẫn là quá ít. Để cho tiết kiệm cái gì tôi cũng tự làm, từ đi dây đấu điện, xây trát đến khuân vác, trông xưởng. May di truyền tư duy tự nhiên của bố mẹ nên mày mò mãi tôi cũng tự suy ra được hết. Giữa tháng 9/98 khi tập hợp đủ máy móc, nguyên liệu, bao bì, tôi bắt đầu sản xuất thử.
Gọi là sản xuất thử chẳng qua là thằng chưa biết bơi, xem người khác rồi nhảy xuống hồ tự bơi lấy. Cho đến lúc đấy tôi có học nghề nhưng thực ra chưa được thực tập sản xuất kẹo bao giờ. Những cái quan sát ở xưởng bên tàu và nói chuyện với thằng bán máy tôi ghi lại cẩn thận trong sổ tay, đến giờ lôi sổ tay ra đọc lại rồi nhớ xem lão xưởng trưởng làm thế nào, cố gắng làm lại theo trí nhớ của mình. Kết quả là những mẻ đầu tiên, cái tôi thu được chỉ là những đống hổ lốn đường bột màu lẫn lộn, không sao có thể gọi là kẹo được.
Lúc bấy giờ tôi mới nhận ra là tôi đã quá tự tin khi nghĩ rằng mình đã thó được hết bài của lão xưởng trưởng. Rõ ràng có những chiêu mà tôi không biết, không hiểu hoặc đã bỏ qua. Tôi làm đi làm lại hơn 2 tuần nhưng tiến triển đều không ra sao.
Dở nhất với tôi lúc ấy là hai thằng phụ việc lại là con cháu nhị công tử từ quê lên, có chuyện gì hai thằng mách hết với cậu, thế là thằng cha cuống cuồng lôi tôi ra tra hỏi. Nếu không ra được hàng là hắn mất cả tiền lẫn mặt mũi vì đã trót đi khoe là tao mở xưởng làm kẹo. Lúc lên cơn, thằng cha ăn nói cực kỳ phũ nhưng tôi phải cắn răng ngồi nghe vì mình ở thế yếu, cuối cùng tôi hứa với hắn cho tôi 1 tuần, không ra được hàng là tôi phải trả lại tiền cho hắn, lấy đâu ra không cần biết.
Đêm hôm ấy tôi không ngủ, ngồi bên cạnh cái máy chính với quyển sổ tay, cố nhớ lại lão xưởng trưởng và mấy ông bà công nhân làm thế nào. Cảm tưởng là tôi đã làm đúng hết mà sao vẫn không ra được kẹo, đúng hơn là viên kẹo hết sức xấu xí, không thể đóng gói đem bán được. Đến mấy thằng cháu cậu hai từ quê ra còn bảo “kẹo chó ăn” thì các cụ biết là thế nào rồi.
Bốn hay năm ngày gì đó trôi qua mà tôi vẫn không nghĩ ra được gì, có làm thử lại mấy lần nhưng kết quả vẫn ra kẹo chó ăn. Tuy nhiên tôi lại có cảm giác là tôi đã chạm vào một cái gì đó mà tôi chưa nhìn ra, vì những mẻ kẹo cuối cùng tuy vẫn chưa đủ tiêu chuẩn nhưng có khá hơn. Cảm giác tôi đã gần tìm ra bí quyết nhưng chưa đến nơi.
Cuối cùng bí quyết cũng đến và rất đơn giản, đó là tôi đã quá máy móc khi cố bắt chước xưởng bên tàu. Máy móc của tôi khác, nguyên liệu cùng loại nhưng không phải y nguyên, nghĩa là những tính năng vật lý khác nhau, điều kiện nhiệt độ độ ẩm trong xưởng cũng khác. Muốn ra được kẹo tôi phải có một công thức và quy trình riêng, không thể copy người khác. Tôi sực nghĩ ra chuyện này khi ngồi gặm cơm tối, sau đó tôi về thử đi thử lại như điên suốt cả đêm. Hai ngày không ngủ, tôi làm 14-15 mẻ kẹo liên tục. Đến mẻ thứ 11 gì đó thì kẹo bắt đầu khá, cuối cùng mẻ thứ 15 thì đẹp hẳn. Lúc bấy giờ công thức và cách làm của tôi đã khác hẳn so với xưởng bên tàu.Tôi hỏi hai thằng công nhân kẹo này đã đủ tiêu chuẩn người ăn chưa hay vẫn cho chó, hai thằng bảo thế là quá đẹp rồi. Tôi đuổi chúng nó ra khỏi xưởng bảo về báo cho cậu chúng mày rồi đóng của ngủ một trận, gần 20 tiếng sau mới dậy.
---------------------------
Nhớ lại cách thức sản xuất gần 2 chục năm trước, thấy đúng hồi ấy mình ấu trĩ hết mức. Mấy con máy không khác gì đồ chơi trẻ con, ông chủ là tôi thì cóc biết một tí gì về pháp luật kinh doanh nên mới bị lừa cho một vố đau tới giờ, chuyện này từ từ tôi sẽ kể.
Nhưng với hoàn cảnh năm 1998, đấy có lẽ vẫn là một cuộc cách mạng. Sau khi tìm ra bí quyết, tôi bỏ thêm gần 1 tuần để chau truốt sản phẩm. Cuối tháng 10 chính thức giao lô hàng đầu tiên. Không phải tôi đi giao hàng mà là nhị công tử, thằng cha lúc ấy oai như cóc, in các visit “Chủ tịch doanh nghiệp tư nhân” (doanh nghiệp tư nhân làm đ gì có chủ tịch!), được cái bán hàng rất xăng xái, cũng được việc vì nhờ có hắn mà hàng của tôi vào thị trường khá thuận tiện. Các cụ nào đã kinh doanh thì biết, một sản phẩm mới toanh lúc khai phá thị trường nó khổ như thế nào. May nhờ có nhị công tử và quen biết của bà trẻ mà hàng giao ra và thu tiền khá nhanh, tôi có vốn xoay vòng để sản xuất.
Nhắc đến vốn, lúc chính thức làm hàng là tôi đã cạn sạch số tiền đầu tư của nhị công tử vì bao nhiêu nguyên liệu đã làm kẹo chó ăn hết. Tôi phải nói khó với hắn rót tiền thêm, nhị công tử đồng ý nhưng đòi thêm cổ phần, tôi không chịu, cuối cùng thoả thuận là tiền hắn rót thêm coi như cho công ty vay lãi 7% tháng, chả khác hút máu người nhưng vì cần vốn tôi phải cắn răng đồng ý. May mà hàng bán được nên tôi thu vén hết mức, đến sát Tết thì trả hết cả vốn lẫn lãi cho hắn.
Tôi và nhị công tử phân công, tôi sản xuất hắn bán hàng. Bình thường thì cà lơ phất phơ chứ bán hàng cho mình thằng cha tương đối chăm chỉ, được cái nữa là hắn không gian lận kèm nhèm nên tôi tập trung vào sản xuất. Lúc ấy tôi gần như ăn ngủ với kẹo, vừa cải tiến nội dung vừa tút tát bao bì. Đến gần Tết thì kẹo của tôi đã khá ổn, trông gần như kẹo tây nhưng giá rẻ hơn kẹo tàu, đảm bảo ăn ngon.
Càng gần tết đặt hàng càng nhiều, tôi nâng giá lên hơn 8% mà hàng cứ đi thun thút, làm không xuể. Tôi bị lao lực vì làm nhiều quá, đầu tiên 67 cân sau còn gầy như con ve nhưng không biết làm thế nào vì không dám buông cho công nhân, sợ lộ bài nên cứ phải làm tối ngày. Được cái tiền về rất khá, tôi trả hết nợ cho nhị công tử, mua thêm máy, cải tạo một ít mặt bằng và gửi về cho bố mẹ. Các cụ cũng dần dần yên tâm không thúc tôi đi học lại nữa.
Nhưng rồi nhị công tử phạm phải một sai lầm chiến lược, đó là công khai đối đầu với đại công tử. Thằng cha vẫn cú từ hôm bị anh chửi ăn hại trước mặt cả phố, đến lúc thấy mình có cơ là tìm cách chơi lại. Hắn mang kẹo bán hạ giá vào mấy mối ruột của lão anh để cho anh mình ko bán được hàng nữa. Đầu tiên tôi ko biết chuyện mà một hôm bà trẻ gọi điện đến nhắn tôi lên gặp. Đến nơi bà bảo tôi ý là anh em làm ăn không giúp đỡ thì cũng nhường nhịn nhau, đừng có huynh đệ tương tàn. Tôi đồng ý ngay vì chính mình cũng chỉ muốn lập nghiệp kiếm tiền chứ ăn thua gì với ai, nhưng đến lúc nói với nhị công tử thì thằng cha không chịu, bảo anh bị lão ta mắng chửi hơn chục năm nhục lắm rồi, mày cứ để anh dạy cho lão một bài học.
Sai lầm của tôi là không kiên quyết ngay lúc ấy để anh em nhà này đối đầu nhau, cuối cùng tôi lại là thằng lãnh đủ. Bài sau tôi sẽ kể từ đầu đến đuôi cho các cụ.
----------------
+ Tôi làm kẹo năm 1998. Giai đoạn đó nếu làm được thì rất sướng: đô rẻ, tệ rẻ và hàng tiêu dùng, nếu so tương quan với hiện nay, giá lại khá cao. Kể cả hàng tiêu dùng tàu giá cũng cao nên hàng tôi làm ra cạnh tranh thoải mái. Mặt khác tôi đã chuyển hướng ngay khi nắm được nghề, đó là sản xuất kẹo kiểu tây chứ ko phải kiểu tàu nên còn bán được giá cao hơn nữa (tôi sẽ kể kỹ ở bài sau).
+ Về người tàu và cạnh tranh với tàu, tôi đã có ý định viết một bài riêng, thậm chí mở một thớt riêng. Cụ chịu khó đợi vậy.
+ Tôi và cậu hai chia cổ phần rất đơn giản thôi: tôi có kỹ thuật, hắn có tiền, tôi lo sản xuất, hắn lo bán hàng, lãi chia 50:50. Thực ra lúc bấy giờ tôi ở thế yếu hoàn toàn nên hắn có đòi 70:30 tôi cũng phải chịu, nhưng thằng cha cũng là loại tốt tính và trung thực nên chơi với nhau được đến cùng
-----------------------
Nói lại ý tôi đã nhắc qua cách đây mấy hôm. Năm 98 thiếu thốn đủ thứ nhưng bù lại, hàng hoá cũng thiếu và giá tương đối cao so với tiền nên tôi bán hàng rất sướng, hầu như cái gì làm ra cũng đút túi trên dưới 30%. Ấy là tôi và cậu hai còn không cho nợ, chứ nếu cho nợ còn lãi nữa. Mùa Tết 98, trả được khoản vay cắt cổ 7% của cậu hai, tôi và hắn còn chia nhau được mỗi thằng gần 50 tr.
Một ý khác tôi cũng muốn nhắc lại là ngay sau khi nắm được nghề, tôi tìm cách thoát ra khỏi kiểu kẹo Tàu và đi theo hướng kẹo Tây nên hàng bán khá dễ. Lúc ấy một ngày 24 tiếng tôi sống với kẹo, quan sát, suy nghĩ, thử nghiệm đủ cả. Cuối cùng hầu như loại kẹo nào tôi cũng mày mò làm được, kẹo cứng, mềm, dẻo, thậm chí cả kẹo giòn nhưng vì tay nghề thợ ko đủ nên phải bỏ.
Tiềm kiếm được tôi chỉ dám đưa 1 phần cho bố mẹ, 1 phần gói lại nhét vào vali sách trong cái phòng xép của tôi ở nhà vì lo đưa nhiều quá bố mẹ sợ. Chính số tiền đó sau này đã cứu tôi.
Đấy các cụ ạ, làm sản xuất độc quyền nó sướng như vậy. Mỗi tháng tôi và cậu hai chia nhau hơn trăm tr, tiền sạch hoàn toàn. Công việc nó cũng thay đổi con người, thằng cha lúc ấy rất chăm chỉ, biết giữ mồm miệng, chỉ có mỗi chuyện dàn hoà với lão anh là hắn cứ như điên, nói ko được.
Tôi thì không biết gì, nhị công tử cũng gà mờ nghĩ anh em chiến nhau thì chỉ trong gia đình. Không ngờ đại công tử lại nghĩ khác.
Đầu tháng 6/99, giữa giờ sáng, xưởng đang làm thì một lũ 7 thằng ập vào. Kiểm tra liên ngành, đủ cả QLTT, VSTP, thuế, CAKT. Thuế thì đỡ vì bà trẻ chạy cho nộp thuế khoán, còn QLTT, nhất là VSTP thì tôi cóc có chứng nhận nào cả.
Đó là chết vì thiếu hiểu biết. Về bản chất tôi vẫn chỉ là thằng bé nhà quê ra, chỉ nghĩ đơn giản làm được hàng thì đem đi bán như chợ quê mà ko hề nghĩ đến chuyện phải xin giấy phép con. Một phần tôi cũng ỷ lại rằng có gì thì nhị công tử và bà trẻ chạy được, vì anh em nhà bà có mấy người làm to. Thực ra nếu là kiểm tra bình thường thì cũng chạy được thật, nhưng ác cái đoàn này lại do chính đại công tử đứng sau, làm sao chạy được.
Tôi bị hành suốt mấy ngày. Đầu tiên sợ đến hoảng loạn, không ngờ nhị công tử lại khá cứng, hắn bảo tôi anh em mình có nghề, sợ cái éo. Cùng lắm đóng xưởng, nghỉ vài tháng xong sang Hà tây lập xưởng mới, cùng lắm tốn thêm trăm hai trăm. Tôi nghĩ cũng đúng nên bắt đầu cứng lại với chúng nó, bảo các ông ko khuyến khích sản xuất thì thôi còn hành hạ doanh nghiệp,cùng lắm tôi đóng xưởng về quê. Lúc ấy bọn nó bắt đầu hạ giọng, bảo chúng tôi chỉ kiểm tra, anh sai thì phạt, còn nếu xin đủ thủ tục thì cứ tiếp tục làm. Tôi bắt đầu có kinh nghiệm, vặc lại ngay xưởng tôi mới mở mấy tháng, đã làm ra bao nhiêu mà các anh đòi phạt. Cứ lằng nhằng như thế thì đột nhiên bà trẻ gọi lên bàn chuyện.
Đến nhà bà trẻ nói một lúc thì tôi đoán ra vụ này là do đại công tử sách động. MK, thề lúc ấy mà thằng cha ở đấy là tôi vác dao chém thật. Bao nhiêu công sức, mồ hôi nước mắt của tôi. Muốn chiến thì dùng hàng dùng tiền mà chiến, đằng này đi gọi chính quyền, bẩn đ chịu được.Nể bà trẻ, tôi để cho bà dàn xếp, mất 25 tr và lời hứa anh em ko chiến nhau nữa. Cuối cùng thì xưởng tôi cũng được yên nhg ko ngờ tai nạn lớn còn ở đằng sau. Bài tới tôi sẽ kể chi tiết.
--------------------------
Tôi đã phải suy nghĩ khá nhiều trước khi tiếp tục vì bài sau sẽ là một chuyện tự vạch áo rất tồi tệ. Nhiều cụ đọc chắn chắn sẽ chửi tôi quá ngu. Đúng là hồi đó tôi đã mắc một lỗi lầm không thể tha thứ được, khiến cho sự nghiệp làm kẹo của tôi đang suôn sẻ tự nhiên phải chấm dứt một cách hết sức nhục nhã. Âu cũng là cái giá phải trả cho tuổi trẻ bốc đồng.
Số là, khi thu xếp xong mọi chuyện thì tôi và cậu hai quyết định nghỉ 2 tuần rồi bắt đầu lại. Tôi dùng 2 tuần sang Trung quốc đi một lượt mấy nhà cung cấp, cũng mở mang thêm được nhiều. Một chuyện các cụ nên học ở người tàu là họ rất chịu khó đổi mới, cạnh tranh với họ mà mình dậm chân tại chỗ là thua chắc.
2 tuần sau bắt đầu lại, cả tôi và cậu hai đều phấn chấn vì đơn hàng dồn lại khá nhiều, bọn tôi phải guồng ngay để có hàng giao đi. Mọi sự đang bình thường như vậy thì gần 1 tháng sau đó tôi có khách.
Lúc thằng cha đó đến thì tôi nhận ra ngay, là tay CSKT trong đoàn kiểm tra hồi trước. Thằng cha biết tôi phản cảm nên hẹn nói chuyện ở quán nước, hắn nói đến chỉ với tư cách cá nhân vì rất tôn trọng những “doanh nhân trẻ làm sản xuất” như tôi. À, đây là lần đầu tiên tôi được gọi là “doanh nhân”.
Tôi nhớ lại, đúng là đợt kiểm tra thì chỉ có bọn QLTT là bố láo nhất, còn thái độ của cha này tương đối đúng mực. Lần gặp lại hôm ấy thì thằng cha cũng vui vẻ dễ chịu, cuối cùng tôi tin vào thiện ý của hắn và đồng ý khi hắn bảo “có gì khó khăn cứ gọi anh, còn thỉnh thoảng anh em gặp nhau giao lưu”.
Mấy tuần sau hắn giúp được tôi 1 lần khi xe hàng chở nguyên liệu của tôi bị giữ ở Bắc giang. Cái xe ấy chở hàng cho nhiều chủ, bị liên ngành tóm về bãi, thằng cha giúp tôi lấy được hàng ra gần như đầu tiên nên sau vụ đó “anh em” thân thiết với nhau hẳn. Tôi đưa tiền hắn không nhận, chỉ đồng ý đánh chén 1 trận bét nhè. Lúc ngà ngà say, hắn khoác vai tôi bảo “anh coi chú như thằng em của anh”, và tôi đã tưởng thật.
Việc sản xuất của tôi thì tiến triển rất thuận lợi, chưa đến mùa cao điểm mà đã phải chạy hết công suất. Xưởng tôi chỉ là một xưởng rất nhỏ nên sản lượng so với thị trường không thấm vào đâu, cậu hai mấy lần giục tôi bung ra nhưng tôi không làm vì biết nếu bung ra là khó kiểm soát được chất lượng và rất dễ lộ bí quyết. Nói đến “lộ bí quyết” là cậu hai sợ ngay, mặc dù tiếc hùi hụi vì bán được mà không có đủ hàng.
Các cụ nhớ lại năm 1999-2000 thì chắc chưa quên đó là thời gian thấp điểm chưa từng có của nhà đất ở Hà nội. Giá đất rẻ đến nỗi làm kẹo chỉ 1 năm mà tôi mua được hẳn 2 mảnh, 1 ở Gia lâm 1 ở An dương. Đang thuận lợi như vậy thì tôi vấp phải đại nạn.
Chuyện bắt đầu thế này: một tối cuối tháng 11/99 “anh kết nghĩa” hẹn tôi ra ngồi chơi. Tôi đến thì thấy 1 thằng cha nữa, hắn giới thiệu là bạn thân hắn làm thương mại. Tay bạn thân này đẹp trai và rất biết nói chuyện nên tôi quen hắn rất nhanh, không nghi ngờ gì và đồng ý ngay khi hắn bảo muốn lấy hàng của tôi đem vào miền Trung tiêu thụ.
Thằng cha lấy tất cả các kẹo của tôi đi làm mẫu chào hàng, hơn 1 tuần sau hắn quay lại và đưa cho tôi 1 đơn hàng khủng: 1 tỉ rưỡi, đặt cọc 200 triệu, còn lại thanh toán ngay sau khi nhận hàng. Điều kiện là làm theo bao bì do hắn đưa cho.
Mấy bao bì này thực ra cũng không có gì, trừ một chi tiết là có dòng chữ “Made in Spain”. Tôi thắc mắc thì hắn bảo để cho dễ bán và bảo yên tâm, không sao đâu. Tôi nghĩ có “anh kết nghĩa” bảo kê nên đồng ý làm theo, vả lại lúc ấy tự nhiên tôi nổi cơn háo thắng, thử xem mình ghi là kẹo Tây bán nhà có ai nghi ngờ gì không. Cả khi “anh kết nghĩa” gọi điện hỏi bạn anh đặt hàng em à, anh em thì anh em nhưng làm ăn là phải rõ ràng sòng phẳng với nhau, tôi vẫn không mảy may nghi ngờ.
Đặt bao bì xong tôi cho xưởng làm cả 3 ca để nhanh có hàng giao đi. Tôi đề nghị làm đến đâu giao đến đấy nhưng thằng cha bảo không, anh muốn lấy hàng 1 chuyến cho gọn. Tôi vẫn ko nghi ngờ gì, nghĩ lại bây giờ đúng là ngu muội hết sức.
Tôi còn nhớ như in hôm giao hàng cho hắn, đó là thứ bảy ngày 15/1/2000, 2 xe tải đầy hàng, thằng cha đưa tôi thêm 100 triệu tiền mặt, bảo ngày mai anh thanh toán hết. Tôi vẫn tin và yên chí đi ngủ.
Sáng hôm sau không có gì xảy ra, đến chiều khi tôi định gọi cho hắn để hỏi tiền thì thằng cha gọi điện trước, giọng rất nghiêm trọng bảo em ơi, hàng bị giữ ở Q Bình rồi. Chúng nó đòi bộ chứng từ nhập khẩu, em có không.
DM, hàng có nhập khẩu đâu mà có chứng từ nhập khẩu. Tôi choáng, gọi điện cho “anh kết nghĩa”, thằng cha có vẻ rất ngạc nhiên bảo hàng của chú sản xuất, có gì phải sợ. Tôi nói hàng của em làm thật nhưng bao bì theo bạn anh, có chữ made in spain. Thằng cha lặng đi một hồi, bảo thế thì ko xong rồi, chú để anh liên lạc xem sao.
1 phút lúc ấy với tôi dài như cả 1 thế kỷ. Gần tiếng sau anh kết nghĩa mới gọi cho tôi, bảo trong kia nghi là hàng nhập lậu số lượng lớn, đang làm thủ tục chuyển sang công an rồi. Tôi hoảng quá hỏi vậy em phải làm sao bây giờ, hắn bảo chuyện này là hai chú sai lè rồi, anh đang phải vào gỡ đây.
1 đêm ko ngủ, sáng hôm sau tôi gọi từ sớm, hắn bảo đang giải quyết nhg có vẻ rất khó, bảo tôi gửi cho hắn 100 triệu để hắn chạy. Tôi chuyển ngay 100 triệu cho người mà hắn bảo là “cháu”. Đến tối hắn gọi cho tôi bảo không xong rồi, nếu em có chứng từ nhập khẩu thì mang vào đây, còn nếu không thì tốt nhất nên đóng cửa xưởng đi đâu đấy lánh tạm, trong này đang chuẩn bị ra bắt em đấy.
Đến nước này thì tôi đầu hàng, đóng cửa nghỉ sớm, phát tiền cho công nhân, gọi điện báo cho cậu hai và đóng cửa. Được cái là cậu hai nhận tin khá bình tĩnh, bảo làm ăn có lúc nó thế. Thế là tôi đóng xưởng chuồn một mạnh về quê.
Về quê tôi không về nhà mà thuê khách sạn ở thị xã. Bố mẹ vẫn tưởng tôi đang ở Hà nội, tôi thì nằm trong phòng chờ tin tức. Hôm sau nữa anh kết nghĩa lại gọi điện bải gửi cho anh thêm 1 trăm anh chạy cho họ dừng án này lại, chỉ tịch thu hàng thôi. Tôi tin, lại cun cút gửi cho “cháu” của hắn 100 triệu.
Chưa hết, 2 ngày sau thằng cha lại gọi tôi bảo gay quá em ạ, chuyện nó bung ra đến Hà nội rồi vì lô hàng lớn quá. Em gửi anh thêm 200 triệu để anh chạy, đóng cửa đi đừng làm gì nữa.
Tôi vẫn không nghi ngờ gì, vét hết các nơi được 170 triệu gửi cho hắn, lại còn cảm thấy rất có lỗi. Hắn bảo thôi được để anh cố xem sao, lúc ấy đã gần Tết.
Tết năm đó tôi nằm mèo ở KS đọc truyện chưởng giết thời gian, chỉ cách nhà chưa đầy 7 cây mà ko dám về. Bố mẹ vẫn tưởng tôi bận việc lắm, thành công lắm. Cũng may cậu hai kết toán với khách hàng được mấy chục triệu gửi cho tôi, không đến nỗi chết đói.
Tết ra mùng 6 tôi gọi cho anh kết nghĩa, hắn bảo anh chỉ chạy được hoãn qua tết thôi, chú vẫn phải vào giải trình, nhưng nói thực nếu chú giải trình không được là chú có thể bị tạm giam. Tôi hỏi anh có thể giúp em được nữa không, hắn bảo cho hắn 2 ngày. 2 ngày sau hắn gọi tôi bảo giá cuối cùng là 300 triệu.
Tôi không còn tiền dự trữ nữa đành phải gọi cậu hai nhờ giúp. Cậu hai cũng nhanh, trong vòng 4 ngày xử lý xong 2 mảnh đất của tôi được 250 triệu, quá thiệt nhưng đành phải chấp nhận. Vơ vét cố được thêm 50 triệu gửi cho “anh kết nghĩa”, hắn bảo có thể xong nhưng chú đi đâu đi, chờ cho yên hẳn mới làm lại được.
Tôi đã không còn hứng thú với kẹo nữa, chỉ về nhà bảo bố mẹ là con đã bán xưởng rồi lấy tiền bắt đầu đi lang thang. Tôi chỉ muốn đi cho khuây khỏa nên đi kiểu phượt theo xe khách, cứ thế lần vào Nam.
Tôi còn nhớ hôm ấy là đúng ngày 18 tháng 3 năm 2000, tôi đến Quảng ngãi, thuê nhà nghỉ ngủ lại. Buổi tối đánh răng thì thấy cái bàn chải tồi quá, tôi xuống hàng tạp hóa bên cạnh mua bàn chải. Đột nhiên phát hiện trong cửa hàng có kẹo của mình.
Tôi bảo bán hàng đưa cho xem, đúng là kẹo của tôi làm cho thằng cha ấy, còn nguyên bao bì made in spain. Lúc ấy tôi như bị cái búa tạ nện trúng đầu, hóa ra từ đầu đến cuối chỉ là một màn kịch, tôi đã hồn nhiên bị đưa vào tròng mà không nghi ngờ gì. Tôi đã mất trắng gần 2 tỉ và cả sự nghiệp mà vẫn mang ơn “anh kết nghĩa”, thật không có cái ngu nào bằng.
Tôi nằm bẹp ở nhà nghỉ gần 3 ngày, không ăn không uống, cứ nằm nhìn lên trần nhà. Tiếc, xấu hổ, nhục và căm. Nhưng tôi không có ý định trả thù vì rõ ràng mình làm sai. Sau 3 ngày tôi gượng dậy đi thẳng vào Sài gòn. Tôi không có ý định quay lại với kẹo nữa vì có cảm giác rất rõ ràng rằng với kẹo thế là đã hết.
-----------------
No comments:
Post a Comment