Hôm nay tự nhiên bắt gặp một bài viết của tác giả Nguyen Huu Hop về tình trạng học thuộc lòng, thấy liên kết ý tưởng với nhiều bài viết tương tự mình đã đọc, thế là lại muốn viết một bài về thực trạng chung của giáo dục Việt Nam từ thời mình đi học, cho đến giờ con mình học vẫn không thấy nhiều thay đổi.
-------------- HỌC THUỘC LÒNG ------------------
(FB Nguyen Huu Hop)
"RẮN, BÒ và VẸT.
Hồi xưa đi học tiểu học, cách đây trên 40 năm, bọn mình hay trêu nhau đọc ê a "rắn là một loài bò (nghỉ một tí)... sát không chân". Yếu tố thực thì ít, nhạo báng việc học thuộc lòng như con vẹt thì nhiều.
Bây giờ, điều đáng buồn là, nhiều thầy cô giáo (nếu không nói là phổ biến) vẫn nghĩ và nói công khai "môn-thuộc-lòng" và yêu cầu học sinh học thuộc lòng (từ tiểu học đến trung học cơ sở và trung học phổ thông).
1) LỢI cho ai?
- GV: Đối với những giáo viên yếu chuyên môn, cứ đọc cho học sinh chép, cứ bắt các em học thuộc lòng rồi nhắc lại là "ổn", lại "khỏe". Đấy nhá, vừa "đúng" kiến thức như trong sách giáo khoa, vừa "tiết kiệm" thời gian (dành thời gian để "đắp chăn" cho Toán và TV) lại "an toàn".
- CBQL: Một trong những cái phi lí của giáo dục nước ta là quan niệm sai về "giỏi" - đã là học sinh "giỏi" phải giỏi Toán và TV ("người ta" đâu biết rằng, ngoài Toán và TV, còn có đến 6 trí thông minh khác; may là theo Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học, nay không xếp loại HS "giỏi" nữa). Do đó, ở tiểu học chẳng hạn, "họ" chỉ quan tâm đến Toán, TV, còn các "môn phụ" cứ "thuộc" là được. BGH cho đề thi thuộc lòng (cho "đề cương" trước, học sinh về nhà học thuộc để thi), kết quả cao ngất ngưởng để có thứ mà khẳng định "gà" nhà mình gáy thật to (không thua gà hàng xóm!). Bệnh!?
2) HẠI cho ai?
- HS: Bị ép học thuộc lòng nhiều biến các em thành những con vẹt và hơn thế nữa: i) những gì các em thuộc hôm nay thì mai sẽ quên một nửa, ngày kia quên gần hết, tuần sau thì không còn nhớ gì; ii) không phát triển được tư duy, trí não (trong lúc đó, tư duy mới là thứ quan trọng, kiến thức chỉ là kết quả của tư duy); iii) chán học, sợ học, học kém rồi bỏ học; iv) sinh ra những tính xấu như cáu gắt, (thậm chí có em) chửi thầy cô chỉ vì (thầy cố) bắt học thuộc nhiều...
- Phụ huynh: Con cái đọc ê a, sau đó, nhờ cha mẹ "dò" xem mình đọc đúng chưa. Thấy con mình đọc đúng, cha mẹ "ngộ nhận" con mình "giỏi"(?), hài lòng về kết quả học tập của con (mà không biết rằng đó là thứ GIẢ TẠO, không hề thực chất).
- Xã hội: Những công dân được giáo dục như thế này chỉ biết ăn theo, nói leo mà không hề có tính sáng tạo; rồi xã hội phải giải quyết hậu quả của những trẻ bỏ học, thất học (mặc dù các cháu rất thông minh, nhưng thiệt thòi là gặp phải những giáo viên dốt - xin lỗi mọi người) rồi làm những điều xấu xa cho xã hội...
3) NGUYÊN NHÂN
- Đối với những lớp có sĩ số HS đông, khó có thể tổ chức được hoạt động cho các em.
- QL chỉ đạo chuyên môn dạy và học theo khuôn mẫu hoặc không kiểm soát được việc dạy của giáo viên; quá coi trọng đến mức lệch lạc 2 môn "chính" là Toán và TV (từ đó, GV phải đối phó với việc này).
- GV yếu kém chuyên môn, thiếu trách nhiệm trong công việc; dành quá nhiều thời gian cho 2 môn "chính" là Toán và TV (có khi lến đến 50 phút hoặc hơn, trong lúc đó, mỗi tiết ở tiểu học trung bình 35 phút), còn những môn "phụ" dạy qua loa, cắt xén thời gian, thậm chí bỏ tiết.
- Phụ huynh cũng "tiếp tay" cho GV - kiểm tra việc học của con thì nhiều người hỏi "Con đã thuộc bài chưa?"...
- SGK được biên soạn theo lối bày sẵn kiến thức, vô tình khuyến khích học sinh học vẹt.
- Chương trình nặng, xa rời thực tiễn, nội dung khô cứng làm cho giáo viên khó dạy một cách thích hợp.
- Phương tiện dạy học chủ yếu là sách giáo khoa và lời nói của giáo viên; các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh, đa phương tiện (máy tính, máy chiếu...) chủ yếu dành để phục vụ cán bộ quản lý dự giờ(!).
4) THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO?
- Giảm sĩ số HS những lớp đông.
- Về nội dung: Nên bổ sung những nội dung thực tiễn, gần gũi, thiết thực với cuộc sống thường nhật của học sinh.
- Về phương pháp: Hãy biến học sinh thành "diễn viên", giáo viên trở thành "đạo diễn".
- Về phương tiện: Tăng cường các phương tiện dạy học khác nhau như tranh ảnh, đa phương tiện...
- Về hình thức: Không chỉ học trong lớp, tăng cường học ngoài lớp, tại hiện trường; phối hợp học toàn lớp, theo nhóm, cá nhân...
- Về kiểm tra, đánh giá: Nên cho học sinh diễn đạt theo cách hiểu của mình, yêu cầu HS dùng kiến thức, kỹ năng để giải quyết các vấn đề thực tiễn...
@ Theo John Dewey, "giáo dục chính là cuộc sống" mà không phải chuẩn bị cho cuộc sống. Do đó, mục đích giáo dục phải là "...giúp học sinh có CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP". Để học sinh có cuộc sống tốt đẹp, ĐỪNG biến các em thành những con VẸT."
----------- RA ĐỀ THI ---------------
(Trích - FB chị Laida)
"Dừng lại, các bạn có thấy đây giống như một đề thi dưới mái trường XHCN chúng ta và con chúng ta thường xuyên gặp không? Luôn là một câu hỏi mang tính bao quát kiểu : Hãy nêu nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa... Hiện tượng cảm ứng điện từ? Nêu ứng dụng của nó trong đời sống.... Làm đứa trẻ phải học thuộc từng ý, từng chữ, từng con số... viết mãi viết mãi vẫn chưa đúng, chưa hết ý của người chấm bài. Cô giáo nhàn - học sinh oải, đó là cách ra đề của giáo dục Việt nam nhiều năm nay."
Câu hỏi kiểu "Nêu nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa, hiện tượng, ứng dụng..." quả là quen thuộc quá :) Ngày xưa mình đi học cũng phải nhớ là trả lời câu hỏi này thì phải đủ bằng này ý, rồi thì triển khai từng ý một ra sao. Ngày ấy chưa biết đến vẽ Mindmap để dễ hình dung, nhưng mà phải nhớ từng gạch đầu dòng là gì, từ môn Văn cho đến Sử Địa, GDCD, thậm chí cả môn Kỹ thuật nông nghiệp. Thế nên, khỏi phải nói vì sao mình cực ghét các môn xã hội.
Giờ thì đã hiểu ra vì sao lại thế. Vì thầy cô không thích ra đề kiểu trắc nghiệm, hay đề gợi mở. Đề kiểu tổng quát như kia thì 5' là biên xong. Học thuộc lòng rồi thì điểm rất chi là cao, vì có khuôn mẫu rồi cứ thế mà thuộc. Chứ mà đề đánh đố kiểu học trò phải tự suy nghĩ, tự đọc nhiều sách khác rồi tự rút ra kết luận thì cầm chắc điểm mặt bằng chung là thấp. Đấy là bệnh thành tích. Rồi còn gì nữa? Học trò làm xong thì quyền cho điểm là ở thầy cô. Ý này thầy cô thấy hay thì cho điểm tốt. Kiểu như "phân tích ý đồ của tác giả", chẳng ai là tác giả để mà nói đúng ý tác giả, nhưng nếu học sinh làm không theo hướng dẫn của thầy cô thì dễ điểm thấp hơn. Vậy nên phải ôn, phải luyện, phải học thêm, những lời thầy cô dạy thì phải chép hết vào vở. Chứ đáp án rõ rành rành như trắc nghiệm multiple choice question thì còn nói làm gì.
---------- PHƯƠNG PHÁP HỌC -------------
(Trích - sách Effortless English)
"Hầu hết các trường học, ở khắp mọi nơi trên thế giới đều có chương trình giảng dạy bí ẩn tương tự nhau. Một nhân tố trong các chương trình đào tạo này là sự thụ động của học sinh. Trong trường học, học sinh được đào tạo trở nên thụ động, chứ không chủ động. Các em ngồi trên ghế thành hàng. Khi còn nhỏ, các em được yêu cầu phải giữ trật tự và tuân theo giáo viên. Khi giáo viên giảng bài, học sinh ghi chép lại. Sau đó, học sinh được yêu cầu phải ghi nhớ những ghi chép đó để chuẩn bị cho bài kiểm tra. Thông điệp rất rõ ràng - học tập là một hoạt động thụ động. Bạn nghe giáo viên, bạn ghi chép, và bạn ghi nhớ các ghi chú đó.
Nếu chương trình giảng dạy bí ẩn là xấu, tại sao các trường học và giáo viên tiếp tục làm theo nó? Sự thật về hệ thống giáo dục của chúng ta đó là chương trình giảng dạy tồn tại để tạo lợi ích cho các trường học, chứ không phải là học sinh. Giáo viên sử dụng các phương pháp này vì chúng được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên, chứ không phải cho học sinh. Chương trình giảng dạy bí ẩn khiến sinh viên trở nên thu động. Nó tạo ra các học sinh biết vâng lời. Học sinh thụ động và vâng lời thì dễ kiểm soát, giúp cho công việc của giáo viên và lãnh đạo nhà trường dễ dàng hơn. Ví dụ, sách giáo khoa giúp cho công việc của giáo viên dễ dàng hơn nhiều. Bằng cách sử dụng sách giáo khoa, giáo viên không cần thiết phải thiết kế bài giảng cho mỗi lớp. Lập giáo án là công việc khó, và sách giáo khoa làm cho việc này dễ dàng hơn nhiều. Giáo viên có thể chỉ cần dạy theo sách giáo khoa mà không tốn quá nhiều công sức. Nhiều giáo viên thậm chí còn không khác gì những người đọc sách giáo khoa. Mỗi ngày họ đọc sách giáo khoa cho học sinh nghe, dạy theo sách một cách mù quáng".
Đoạn trích trên phân tích chương trình dạy tiếng Anh ở các trường học, nhưng mình thấy nó đúng cho rất nhiều môn. Việc dạy theo sách giáo khoa mà thầy cô không có gợi mở cho học sinh tìm tòi trên các nguồn học liệu khác, là một tác nhân quan trọng làm thui chột khả năng tự học và tư duy phản biện của học sinh. Với tình trạng quản lý giáo dục như hiện nay, thì sách giáo khoa được coi như thánh chỉ, việc dạy, học và ra đề buộc phải xoay quanh nội dung sách giáo khoa, thậm chí nếu thầy cô dạy ngoài lề thì có khi "cháy giáo án". Nhìn sang nước Mỹ, họ có một khung chương trình chuẩn Common Core States Standard, họ có nhiều bộ sách giáo khoa do các NXB tư nhân phát hành với nội dung đáp ứng khung chương trình, tùy theo bang hoặc trường học lựa chọn bộ sách nào thì học sinh học theo bộ sách đó. Không chỉ vậy, trước mỗi giờ lên lớp, giáo viên cũng chuẩn bị nhiều tài liệu tham khảo khác nhau ngoài sách cung cấp cho học sinh để phong phú thêm bài giảng trên lớp, và để học sinh tự học thêm ở nhà. Tài liệu tham khảo có thể là những worksheet được chia sẻ bởi hội giáo viên, có thể là nội dung trên nhiều website giáo dục, có thể là những phần mềm mà nhà trường đã mua gói trường học, giáo viên tạo tài khoản cho các em vào sử dụng. Mình biết đến điều này qua trang Học kiểu Mỹ tại nhà của cô Thu Hồng.
Giáo dục Việt Nam bao giờ cho ra được thế hệ học sinh có thể tự học và có tư duy phản biện còn là câu hỏi chưa có lời đáp. Chừng nào hệ thống giáo dục hướng tới các em, lấy các em làm trung tâm, thì chừng đó các em mới được hưởng lợi ích, đồng nghĩa với việc hệ thống quản lý giáo dục và giáo viên buộc phải thay đổi theo hướng sáng tạo, năng động, lao động nhiều hơn. Nhìn thực trạng điểm chuẩn đầu vào ngành sư phạm thấp so với mặt bằng chung, bao nhiêu tiền ngân sách dồn cho cải cách sách giáo khoa vô hiệu thì thấy vấn đề này sẽ còn rất nan giải.
-----------------------
- RẮN, BÒ và VẸT (FB Nguyen Huu Hop): https://www.facebook.com/nguyenhuu.hop.94/posts/393182327511264
- QUYỀN VÀ GIÚP ĐỠ (FB chị Laida): https://www.facebook.com/LaidaHanoi/posts/308696786155416
- Sách Effortless English: https://tiki.vn/luyen-noi-tieng-anh-nhu-nguoi-ban-ngu-tai-ban-kem-dvd-hoac-dung-app-ve-7-rules-effortless-english-p459173.html
- Trang Học kiểu Mỹ tại nhà: https://www.facebook.com/hockieumytainha/
Thursday, November 23, 2017
Friday, August 18, 2017
CHUYỆN CHƠI
Học đã nhiều rồi, vậy còn chơi như thế nào? Trẻ đang tuổi mầm
non, cấp 1 càng không thể thiếu thời gian chơi. Ngày xưa, cấp 1 mình chỉ học 1
buổi, 1 buổi ở nhà làm tí bài tập rồi còn lại toàn là chơi. Chơi với trẻ con
hàng xóm, chơi tha thẩn 1 mình. Trò chơi thì nhiều: hội bé có chơi chuyền, tú
lơ khơ, nhảy dây, nhảy lò cò. Chơi hội đông có trốn tìm, chiếm đồn, thả đỉa ba
ba, cá sấu lên bờ. Ở trường giờ ra chơi rất lâu thì rồng rắn lên mây, trồng nụ
trồng hoa, đồ cứu. Các trò chơi đa số chỉ cần bạn mà không cần nguyên liệu gì.
Có những hôm lang thang đi khắp phố nhặt dây chun, có sợi dây nào bị đứt thì lấy
viên gạch đập cho nó nóng lên chảy nước để tự nối lại. Nhặt mảnh sành đẹp đẹp về
đập ra để chơi lò cò. Tuổi thơ cấp 1 của mình đầy ắp những trò chơi như thế cho
đến khi lên cấp 2 vào trường chuyên là thôi ít chơi hẳn.
Trẻ con bây giờ cũng chơi, nhưng chơi kiểu khác. Mình quan
sát chúng nó khi có bạn bè đông, cũng hay chơi các trò đồ cứu, cá sấu lên bờ.
Có người điều khiển thì chơi cướp cờ, kéo co, nhảy bao bố, số lượng trò ít hơn
mình ngày xưa. Khi có 2, 3 đứa thì chúng tỉ mẩn vẽ vời, xếp lego. Đưa đi chơi
xa trải nghiệm thì cũng vẫn loanh quanh những trò ấy. Nhật ký đi chơi của con
mình trải nghiệm về nơi đến rất ít, đọng lại trong đầu con chủ yếu là chuyện
chơi với bạn như nào. Những hôm học thêm tiếng Anh tối cuối tuần, bao giờ tụi
nó cũng xin các phụ huynh cho ở lại chơi thêm với nhau 30 phút, có khi là cả tiếng.
Chúng luôn thèm có bạn ở bên chỉ để chạy nhảy, nô đùa.
Loanh quanh Hà Nội có rất nhiều chỗ chơi. Vì trong tuần đi học
cả ngày, nên tranh thủ cuối tuần mình thường cho con ra ngoài. Đi gần thì công
viên, viện bảo tàng, hiệu sách. Đi xa thì thường theo nhóm bạn sáng đi tối về
trong ngày. Dưới đây là tập hợp những điểm đến hay mà nhà mình đã đi:
1.
Công viên
Nhà mình gần 2 công viên Nghĩa Đô và Cầu Giấy.
Buổi sáng thường đi công viên Nghĩa Đô có nhiều bóng cây xanh râm mát. Các bạn
nhà mình thường chạy nhảy, trèo dây, đu xà, cầu trượt chán chê rồi cả nhà đi bộ
một vòng quanh hồ trước khi về. Ở công viên cũng có nhiều nhóm sinh hoạt tập thể,
thỉnh thoảng mình cũng quan sát xem có gì hay không. Chủ nhật hàng tuần có một
nhóm hướng đạo sinh đang hoạt động, con lớn hơn chút nữa mình cũng thích xin
tham gia vào những nhóm như này. Công viên Nghĩa Đô rất mát mẻ, sạch sẽ, chỉ có
một điểm mình không thích là trước cửa công viên có quá nhiều hàng rong bán đồ
chơi trẻ em của Tàu. Con mình lần nào đi qua đó cũng hứng thú đứng nhìn, ngẩn
ngơ, đòi bố mẹ mua cho, nên trước khi đi bao giờ mình cũng phải thống nhất trước
với con là mình đi công viên để chơi, chứ không phải mua đồ, chỉ cho con đứng
nhìn một lúc rồi kéo con đi chỗ khác là con quên ngay chứ không mè nheo nữa.
Công viên Cầu Giấy xây dựng sau, cây xanh
chưa kịp lớn nên hôm nào trời nắng to thì rất nóng. Nhưng công viên có riêng
bãi cỏ nhân tạo rộng, thấp cho các bạn bé chơi đùa. Bãi cỏ cao hơn có những trò
dành cho các bạn lớn hơn. Đặc biệt là công viên Cầu Giấy có một sân trượt patin
rất rộng. Buổi tối ra đây trượt patin thì tuyệt. Phần lớn là trẻ em được cha mẹ
đưa đi trượt, có bạn bé tí 4-5 tuổi đã biết trượt, còn lại là thanh niên những
người đam mê môn này, họ trượt rất điệu nghệ. Con nhà mình ra đây cũng nhanh
chóng kết thân với những bạn cùng tuổi, cùng bám đuôi theo 1 anh lớn kéo thành
đoàn tàu trượt vòng quanh sân. Hôm thì đi cùng các bạn lớp học vẽ, tụi nó vừa
trượt patin vừa chơi trò đồ cứu.
2.
Viện bảo tàng
Có 2 bảo tàng ở gần nhà mà mình hay đến, là
Bảo tàng thiên nhiên và Bảo tàng Dân tộc học. Bảo tàng thiên nhiên nằm trên đường
Hoàng Quốc Việt, khuôn viên nhỏ nhưng rất đẹp, hấp dẫn các bạn nhỏ ngay từ lần
đến đầu tiên, vào cửa và tham quan miễn phí. Bên ngoài sân bảo tàng là một mô
hình khủng long to, bạn nhỏ nào đến đây cũng thích chụp ảnh với khủng long. Bên
trong là các hiện vật sắp xếp theo niên đại, quá trình tiến hóa của người, tiêu
bản bướm, các tivi chiếu liên tục các phim tài liệu về thiên nhiên qua các thời
kỳ, và đặc biệt có 1 phòng chiếu phim 3D. Mình được duy nhất một lần xem ké phim
3D với con giới thiệu về các loài khủng long, hay tuyệt. Gần đây bảo tàng được
nhiều người biết đến nên đông quá, muốn xem phim thường phải đăng ký trước.
Bảo tàng Dân tộc học ở đối diện công viên
Nghĩa Đô trên đường Nguyễn Văn Huyên, hấp dẫn nhất vào những ngày lễ, vé vào cửa
khá rẻ chỉ khoảng vài chục ngàn mỗi người. Bảo tàng thường tổ chức nhiều hoạt động
vào những ngày lễ Tết thiếu nhi, quốc khánh, 30-4, trung thu… theo một chủ đề
nào đó với nhiều trò chơi dân gian như: kéo co, đi cà kheo, nhảy bao bố, pháo đất,
nhảy sạp, đi thăng bằng, lăn bưởi, làm tò he, vẽ tranh… thường là chơi một buổi
không hết được các trò.
3.
Vườn thú
Vườn thú Thủ Lệ là nơi trẻ em nào cũng muốn
đến nên lâu lâu nhà mình cũng đi. Đi vườn thú vào những ngày lễ thường rất
đông, cuối tuần bình thường thì đỡ đông hơn. Ở đây có voi, hổ, khỉ, đà điểu, cá
sấu, chim muông … đủ cả
4.
Trải nghiệm khoa học tại Panasonic Risupia
Panasonic Risupia trên phố Trần Thái Tông,
gần công viên Cầu Giấy là một địa điểm phục vụ cho việc giới thiệu sản phẩm của
Panasonic và trải nghiệm các thí nghiệm khoa học miễn phí. Có một phòng riêng cho
thí nghiệm khoa học không cho phép chụp ảnh, gồm nhiều dụng cụ cho phép người
tham quan trải nghiệm khoa học rất hay như sự lưu ảnh, sự hội tụ của thấu kính,
từ trường của nam châm, bóng đổi màu, biên độ dao động của con lắc, định luật bảo
toàn động lượng, trò chơi với số nguyên tố, vòng tuần hoàn của nước, phòng chiếu
phim 3D… mà lần đầu mình đến đây thì choáng ngợp luôn. Mình đã ước giá như hồi
cấp 2 học vật lý mình được đến một nơi như thế này thì sẽ rất ham học và hiểu
bài rất sâu. Các bạn bé như nhà mình đi thì chưa hiểu gì mấy, nhưng con được
kích thích trí tò mò, và cũng rất thích nơi này. Phòng thí nghiệm này có thể đến
tham quan bất cứ lúc nào Panasonic mở cửa. Ở phía khác là các gian trưng bày sản
phẩm của Panasonic, và 2 phòng phục vụ cho các lớp học miễn phí thời lượng khoảng
1h theo chủ đề từng tuần, ví dụ như làm cốc cầu vồng, máy bắn đá, tìm hiểu về lốc
xoáy… muốn tham gia thì cần đăng ký trước. Đăng ký tham gia rất đơn giản, chỉ cần
đến sớm khoảng 15 phút và đăng ký với lễ tân, nếu còn chỗ họ sẽ cấp cho mình một
cái thẻ để tham gia vào lớp học. Vào các ngày 8/3, 20/10 cũng có chương trình
cho chị em phụ nữ, mình đã từng tham gia buổi hướng dẫn làm son môi tại đây.
5.
Hiệu sách
Hiệu sách yêu thích nhất của nhà mình là
Nhã Nam nằm trên phố Tô Hiệu. Đây là một hiệu sách nhỏ xinh nhưng cách bài trí
rất ấm áp, nhẹ nhàng tạo cảm giác là nơi trải nghiệm đọc sách thực sự. Cảm giác
này mình rất ít có khi đến những hiệu sách khác, đặc biệt 1 lần mình đến nhà
sách Tiến Thọ trên đường Láng không bao giờ quay lại lần 2, vì nhà sách này kết
hợp luôn với nơi vui chơi trẻ em, ồn ào, chật chội. Sách Nhã Nam thường là những
cuốn được viết/dịch cẩn thận với phong cách trình bày đẹp. Nhà sách Nhã Nam ở
Tô Hiệu có sẵn vài băng ghế cho khách đến ngồi đọc sách, góc trong cùng còn có
1 sàn gỗ ngồi bệt với xung quanh toàn sách của trẻ em, Nhã Nam có rất nhiều đầu
sách hay cho trẻ em. Các bà mẹ đi cùng con rất thích ngồi đọc sách ở đây. Bọn
trẻ thoải mái lựa sách đọc ngay tại chỗ ngồi, đọc xong xếp lại trên giá hoặc ra
quầy mua về nhà. Sách do Nhã Nam phát hành mua tại đây được giảm 25% so với giá
bìa (rẻ hơn tiki một chút), và giảm 10% cho sách của các nhà phát hành khác.
6.
Play Café
Đây là địa điểm nên đến cho các bạn nhỏ học
mẫu giáo và lớp 1, 2. Nằm trên đường Lạc Long Quân, Play Café là một ngôi nhà
có nhiều tầng, mỗi tầng là một không gian sinh hoạt khác nhau. Tầng 1 có nhiều
đồ chơi cho các bạn nhỏ tầm 1-2 tuổi, có nhiều sách trẻ em và cả sách cho bố mẹ
ngồi đọc trong lúc uống Café. Tầng 2 có bếp nấu ăn cho bé gái, có các đồ chơi xếp
hình, trang phục biểu diễn, bộ đồ nghề bác sĩ. Tầng 3 là nơi trải nghiệm các hoạt
động theo chủ đề, ví dụ thí nghiệm về bột nở, làm đồ handmade, tổ chức sinh nhật.
Tầng trên cùng chơi cát, xích đu, cầu trượt. Ở tầng nào cũng có ghế ngồi cho
các bố mẹ vừa trông con vừa uống café, nên cũng là địa điểm lý tưởng cho các bố
mẹ có con nhỏ vừa tụ tập hàn huyên vừa cho con tự chơi. Phí đi cuối tuần hình
như là 80k mỗi bé, có thể mua thẻ bấm lỗ thì 500k đi được 10 lượt. Những lần
mình đến vào cuối tuần đều thấy không đông lắm, không gian thoáng đãng và yên
tĩnh, tuy trẻ con chơi nhưng không quá ồn ào. Có rất nhiều phụ huynh nước ngoài
cho con đến đây chơi, nên nếu nhà nào có con bạo dạn, tiếng Anh kha khá có thể
đến giao lưu làm quen với các bạn nhỏ nước khác cũng là điều kiện tương tác
hay.
7.
Tini World
Đây cũng là 1 trong những địa điểm ưa thích
của 2 bạn nhà mình, phù hợp với mẫu giáo và đầu tiểu học. Ở đây có nhiều trò
chơi vận động trên nền xốp đệm bao quanh nên khá an toàn, không gian bài trí dễ
chịu, có nhiều phòng chơi khác nhau như chơi cát, xe đua mô hình, xếp hình, đọc
sách, tranh cát, xếp hạt… Mình thích chỗ này hơn Hero World ở The Garden vì chỗ
đó mang tính giải trí games nhiều quá, không gian ồn ào với nhạc nhảy và nhìn
quanh toàn các games với xèng. Tini World mang tính chất chơi giáo dục cho tụi
trẻ hơn, có đủ trải nghiệm vận động và trí tuệ. Tuy nhiên giá thì hơi chat, tầm
gần 100k mỗi người.
8.
Phố đi bộ hồ Gươm
Đây là nơi vui chơi không thể thiếu cho các
bạn nhỏ. Đi bộ ở đây vào buổi tối có nhiều hoạt động hay như nghe nhạc sống,
chơi các trò trượt patin, xe thăng bằng, nhiều trò chơi dân gian như ô ăn quan,
kéo co, cướp cờ, nhảy dây. Chơi chán rồi ra Tràng Tiền ăn kem. Điều mình không
thích duy nhất ở đây là đông quá, bố mẹ đi cùng các bạn nhỏ phải luôn để mắt vì
rất dễ lạc.
9.
Trường UNIS
Lẽ ra không nên xếp vào mục vui chơi, nhưng
vì các khóa học dành cho cộng đồng ở đây rất hay và học rất vui nên mình vẫn xếp
vào. Trường UNIS là trường quốc tế nổi tiếng tại Hà Nội, nằm trong khu Ciputra,
có khuôn viên rất rộng và đẹp. Trường thường tổ chức 2 khóa học hàng năm, kỳ
mùa thu và mùa xuân với nhiều chủ đề cho cả trẻ em và người lớn. Mình đã đăng
ký lớp Science và Art cho bạn lớn nhà mình ở đây, con được làm nhiều thí nghiệm
và sản phẩm như tên lửa nước, kính tiềm vọng, chất nhờn slime… trong lớp
Science, các đồ thủ công cắt dán trong lớp Art, do giáo viên UNIS giảng dạy. Ngoài
giờ học còn được chơi ké sân chơi rất đẹp của các bạn, và cũng là dịp tương tác
tiếng Anh với cô giáo và các bạn học tại đây nữa.
10.
Trang trại giáo dục
Giờ quanh Hà Nội có rất nhiều trang trại
giáo dục, là kiểu trang trại có trồng cây, nuôi động vật, cho các bạn nhỏ đến
trải nghiệm cuộc sống nông trại. Nhà mình mới đi trang trại Era House ở Long
Biên, ngoài ra còn có Dê Trắng Farm, Nông trang Bá Tân… nhiều nhà đã đi. Cũng
nên đi đôi lần cho biết, tuy trải nghiệm không được nhiều nhưng các bạn nhỏ
cũng rất vui, vì được gần gũi với thiên nhiên cây cỏ, được tự tay cho các loài
vật nuôi ăn, chơi một số trò vui như bắt cá, cưỡi ngựa.
11.
Trạm đa dạng sinh học Mê Linh
Cách Hà Nội khoảng 50km, đây là nơi bảo tồn
và nuôi dưỡng nhiều loài cây và động vật. Đi theo đoàn thì có hướng dẫn viên dẫn
đi tham quan nhiệt tình giải thích, hướng dẫn. Tại trạm cũng có một số trò chơi
từ vật liệu tự nhiên như bập bênh, đi trên dây, các trò leo trèo, có suối cho
các bạn lội nước, bắt cua. Rất hay nếu đi kết hợp với những bài học về cây,
rùa, khỉ,… Bạn nhà mình đi về thì ấn tượng nhất với cây xấu hổ và cây long não,
giờ đi chơi đâu cũng tìm cây xấu hổ để chạm tay vào. Có thể tự liên hệ, hoặc
gom nhóm đi theo đoàn, hoàn toàn miễn phí.
12.
Ecopark
Những ngày nghỉ thì đây là địa điểm lý tưởng
để gia đình đi dã ngoại hoặc đi cùng bạn bè. Công viên mở cho người ngoài miễn
phí là công viên Mùa Hạ, ở đây có bãi cỏ lớn để chơi nhiều trò chơi, dựng lều,
trải bạt, có sân cát cho trẻ con chơi. Nếu đi tập thể có thể thuê nhà sàn, bếp
nướng để tự làm đồ nướng BBQ và nghỉ tại nhà sàn. Hoặc trong khu cũng có nhiều
quán ăn ở phố Trúc. Vào những dịp lễ, thì thường mở cửa công viên Mùa Xuân với
phí vào cửa và chơi nhiều trò chơi do ban tổ chức tự dựng. Lần đầu đến đây mình
thích ngay nơi này vì không gian rộng, thoáng đãng, nhiều cây cối, và được nghe
nhạc sống nữa. Tuy hơi xa nhưng có xe EcoBus đưa đón từ nội thành Hà Nội với
nhiều khung giờ cũng khá tiện.
13.
Công viên Yên Sở
Cũng là địa điểm hay cho dã ngoại gia đình
và tập thể. Lần mình đi là cùng nhóm bạn của con, thuê bếp nướng, trải bạt và
nướng BBQ tại đây. Ở đây cũng có nhiều nhóm sinh viên đến chơi, nhiều công ty đến
tổ chức team building vào các dịp đặc biệt. Ở gần cổng vào có một vài trò chơi đánh
đu có sẵn do nhóm ThinkPlayGrounds dựng lên từ gỗ và dây thừng. Đi sâu vào bên
trong là những bãi cỏ rộng, có hồ để câu cá. Con nhà mình thích nhất bãi đất có
nhiều cào cào châu chấu, lần nào đến đó cũng bắt cào cào châu chấu bỏ lọ mang về.
Điều mình không thích ở đây là mùi của hồ, thỉnh thoảng bốc lên nồng nặc mùi thối
mỗi khi gió thổi mạnh.
14.
Bãi đá sông Hồng
Nằm sát ven sông Hồng, từ đường Âu Cơ rẽ
vào một ngõ nhỏ, cứ thế đi là ra đến bãi. Chỗ này đến để nghỉ ngơi khá tuyệt, đặc
biệt là rất đẹp để chụp ảnh. Có nhiều hoa, cảnh nhân tạo như cối xay gió, một
vài trò chơi trẻ em, bãi cỏ rộng, những chỗ ngồi nghỉ có mái che. Dịch vụ thì
không có gì, mất tiền vé gửi xe và vào cửa vài chục ngàn gì đó. Hôm mình đi có
một nhóm nhạc đến tập kèn Saxophone, và có đôi đến chụp ảnh cưới.
15.
Thiên Đường Bảo Sơn
Giá khá đắt nhưng cũng là nơi nên đến ít nhất
1 lần. Đây là quần thể vui chơi nhân tạo với nhiều hạng mục vui chơi như thủy
cung, xiếc cá heo, vườn thú, nhiều trò chơi mạo hiểm, xem phim 4D, mô phỏng
làng nghề dệt lụa, thêu,… nhìn chung đi cả ngày mới chơi hết. Thường là sẽ mệt
trước khi chơi hết các trò nhưng buổi trưa không có chỗ nghỉ ngơi. Có ăn uống
chọn món tại khu ẩm thực, tuy không ngon lắm nhưng cũng khá đa dạng món.
16.
Đi chơi cùng với nhóm
Nếu gia đình có xe ô tô thì cuối tuần đi
chơi gia đình rất tiện, có thể tự đi một mình, hoặc rủ vài gia đình bạn bè đi
theo nhóm. Nếu không có ô tô cũng không phải vấn đề gì, vì bây giờ có rất nhiều
nhóm hô hào tổ chức cho trẻ em đi chơi. 2 nhóm lớn mình biết là Hội cho con đi
dã ngoại cuối tuần và Cho trẻ ra ngoài chơi đều sinh hoạt trên Facebook. Hoạt động
thường là các địa điểm quanh hoặc gần Hà Nội, tầm 100km đổ lại, đi trong 1 ngày
hoặc 2 ngày cuối tuần. Ngoài việc trải nghiệm du lịch thiên nhiên, đây cũng là
cơ hội cho các bạn nhỏ làm quen, kết bạn. Con nhà mình từ hồi đi nhiều thì bạo
dạn hơn, làm quen với bạn mới rất nhanh và lần nào đi về mình cũng yêu cầu con
viết nhật ký. Câu chữ còn ngô nghê nhưng con giữ lại được nhiều cảm xúc lắm, đặc
biệt là những kỷ niệm về các bạn.
Wednesday, June 14, 2017
Trầm cảm sau sinh
Mấy ngày gần đây báo chí đưa tin về vụ án người mẹ trẻ dìm chết con mới 33 ngày tuổi, bạn bè lại chia sẻ tâm tư những tháng ngày sau sinh. Có một căn bệnh như thế - trầm cảm sau sinh - mà dường như người mẹ nào cũng đã trải qua, mà không mấy khi được cảm thông và thừa nhận. Đọc câu chuyện của mọi người, nhìn chị gái đang vất vả chăm con mới sinh, những ký ức xưa của mình lại cũng ùa về.
Ngày đó, mình không ý thức được tâm trạng của mình bằng cách gọi tên bệnh trầm cảm, mà chỉ tràn đầy cảm giác mệt mỏi, thất vọng, chán nản. Đó là sau khi sinh bé đầu tiên, những ngày đầu xuất viện về nhà. Trước khi sinh còn là niềm vui phơi phới xen lẫn nỗi hồi hộp chờ mong con ra đời. Đến khi mẹ tròn con vuông rồi thì tinh thần mình lại đi xuống. Vết khâu TSM của mình không hiểu sao rất lâu lành, ngồi rất đau cho đến tận khi con 1 tháng. Những ngày đầu tiên ngồi ăn phải quỳ, bế con cho bú phải nghiêng mình vì đau. Con mình sinh sớm 4 tuần và nhẹ cân. Nhìn con như con mèo bé tí, chân nhăn nheo mà vừa thương con vừa lo lắng. Mình được bà ngoại và bà nội thay nhau chăm sóc, như vậy là đã tốt hơn rất nhiều mẹ sau sinh phải chăm con một mình. Ấy thế mà mình vẫn thấy quãng thời gian đó như là địa ngục, chưa bao giờ mình thấy cuộc sống của mình khổ đến mức ấy.
Đầu tiên là vết đau, đau mãi không khỏi, ngày ấy cũng ngố không biết hỏi bác sĩ để dùng thuốc giảm đau. Thứ hai là mất ngủ triền miên vì ngày lẫn đêm con cứ 1h-1.5h đòi ăn một lần. Con bú khó nên mỗi lần bú chỉ ăn rất ít, thành ra cứ ăn lặt vặt suốt ngày. Mình thì kinh nghiệm chăm con chưa có, gì cũng lo. Thời sinh viên mình cũng nhiều lần thức thâu đêm học bài, nhưng cái mệt không thấm vào đâu so với thức chăm con. Cảm giác buồn ngủ rũ ra, nhưng phải thức thay tã, cho con bú. Đến khi con ngủ thì không thể nào ngủ theo, vừa chợp mắt được thì con lại dậy. Mệt đến mức không buồn chải đầu, không buồn tắm gội cả tuần liền cũng không thấy khó chịu vì bẩn, vì cái cảm giác mệt mỏi nó át đi mọi cảm giác khác. Cái sự mất ngủ theo mình đến tận bây giờ, thành ra ngủ luôn dễ tỉnh giấc, không còn như hồi chưa con đặt người lên giường là ngủ ngon đến sáng. Thứ ba là bị ép ăn. Bà nội và bà ngoại đều động viên mình ăn nhiều để có nhiều sữa cho con bú, mình cũng tin và cố làm theo. Món ăn quanh quẩn toàn thịt nạc, rau ngót, trứng, móng giò, mỗi bữa bà ngoại cho mình một bát tô cơm lèn chặt, bà bảo ăn cho chắc dạ. Bà nội thì mình ăn 2 bát bà vẫn chê ít. Móng giò, móng chó là những món từ bé chưa bao giờ mình thích ăn, thì giờ ngày nào cũng ăn. Có bữa ôm bát cơm mà nước mắt rơi lã chã, nghĩ bụng ăn bao lâu thì mới hết cái bát này, mà ăn ít liệu mình có đủ sữa cho con không. Thứ tư là sữa mình có vẻ không đủ cho con, có vẻ thôi chứ sau này đọc sách về sữa mẹ mình mới biết là sữa mình vẫn đủ. Con vẫn tăng cân đều nhưng chỉ 9 lạng - 1kg mỗi tháng, không bằng nhiều bạn khác. Con được đưa ra so sánh với các bạn cùng tuổi, và nhiều người đến thăm bảo sữa mình nóng, con tăng cân chậm. Mặc cảm bản thân và thương con, nhưng lúc đó vẫn kiên trì không nuôi con bằng sữa bột. Thứ năm là có những lời nói của người thân ở thời điểm đó, không biết do mình quá nhạy cảm hay sao, mà mỗi khi nghĩ đến chỉ muốn khóc. Chung quy vẫn chuyện con bé hơn các bạn, sữa mẹ nóng, mẹ thì ăn nhiều nên béo lên thành ra bị nói mẹ ăn hết phần con. Đến bây giờ mình cũng không hiểu sao người ta lại dành những câu nói độc địa thiếu cảm thông như vậy cho người mẹ mới sinh, lúc mà sức khỏe thể chất và cả tinh thần đều đang rất yếu, mỗi câu nói như vết dao cứa khiến cho người mẹ thêm ngã quỵ. Cũng may là mình được bà ngoại bà nội chăm sóc giúp đỡ tận tình, đến khi con lớn hơn là mình tự vượt qua được những tháng ngày đau khổ đó. Thậm chí mình đã so sánh, nuôi con cực khổ gấp trăm lần học hành và công việc, từ nhỏ đến lớn đi học và đi làm chưa có lần nào mình vất vả và khổ sở đến như này. Cũng thật may là mình mệt mỏi chán chường lắm, nhưng chưa đến mức chán ghét con.
Đến bé thứ hai thì kinh nghiệm nuôi con đã nhiều hơn, quen hơn với việc thức đêm hôm, nhất định không ăn kiêng và không cố ăn nhiều như trước, tự tin nuôi con bằng sữa mẹ, vết khâu TSM cũng may mắn đỡ đau hơn lần đầu, ngay ngày hôm sau mình đã ngồi được bình thường. Mọi thứ đều thuận lợi, nên cảm giác trầm cảm không có. Nhưng cơn ác mộng những ngày sau sinh bé đầu mình vẫn không quên được, mà cảm giác đó không chia sẻ cho người thân được, chỉ là chán, mệt, thỉnh thoảng chảy nước mắt thì được động viên. Mình tự cho mình là có tinh thần vượt khó cao, trước đó học hành công việc đều suôn sẻ, vậy mà sau khi sinh cảm giác còn tồi tệ đến như vậy. Mình biết có nhiều người mẹ cảm giác còn tồi tệ hơn, tùy thuộc vào sự giúp đỡ của người thân, những lời nói xung quanh mà người mẹ đó phải nghe, ngưỡng chịu đựng khó khăn của người mẹ ấy.
Sau sinh, người mẹ cần rất nhiều sự giúp đỡ, thông cảm của người thân. Những lời nói ra cũng cần thận trọng bởi giai đoạn đó người mẹ rất nhạy cảm, dễ xúc động, phản ứng tiêu cực với những lời nói thiếu động viên. Mong là mọi người hiểu điều đó để cùng giúp đỡ động viên những người mẹ vượt qua những khó khăn tạm thời này, tránh cho người mẹ những cảm xúc tiêu cực của căn bệnh trầm cảm.
Ngày đó, mình không ý thức được tâm trạng của mình bằng cách gọi tên bệnh trầm cảm, mà chỉ tràn đầy cảm giác mệt mỏi, thất vọng, chán nản. Đó là sau khi sinh bé đầu tiên, những ngày đầu xuất viện về nhà. Trước khi sinh còn là niềm vui phơi phới xen lẫn nỗi hồi hộp chờ mong con ra đời. Đến khi mẹ tròn con vuông rồi thì tinh thần mình lại đi xuống. Vết khâu TSM của mình không hiểu sao rất lâu lành, ngồi rất đau cho đến tận khi con 1 tháng. Những ngày đầu tiên ngồi ăn phải quỳ, bế con cho bú phải nghiêng mình vì đau. Con mình sinh sớm 4 tuần và nhẹ cân. Nhìn con như con mèo bé tí, chân nhăn nheo mà vừa thương con vừa lo lắng. Mình được bà ngoại và bà nội thay nhau chăm sóc, như vậy là đã tốt hơn rất nhiều mẹ sau sinh phải chăm con một mình. Ấy thế mà mình vẫn thấy quãng thời gian đó như là địa ngục, chưa bao giờ mình thấy cuộc sống của mình khổ đến mức ấy.
Đầu tiên là vết đau, đau mãi không khỏi, ngày ấy cũng ngố không biết hỏi bác sĩ để dùng thuốc giảm đau. Thứ hai là mất ngủ triền miên vì ngày lẫn đêm con cứ 1h-1.5h đòi ăn một lần. Con bú khó nên mỗi lần bú chỉ ăn rất ít, thành ra cứ ăn lặt vặt suốt ngày. Mình thì kinh nghiệm chăm con chưa có, gì cũng lo. Thời sinh viên mình cũng nhiều lần thức thâu đêm học bài, nhưng cái mệt không thấm vào đâu so với thức chăm con. Cảm giác buồn ngủ rũ ra, nhưng phải thức thay tã, cho con bú. Đến khi con ngủ thì không thể nào ngủ theo, vừa chợp mắt được thì con lại dậy. Mệt đến mức không buồn chải đầu, không buồn tắm gội cả tuần liền cũng không thấy khó chịu vì bẩn, vì cái cảm giác mệt mỏi nó át đi mọi cảm giác khác. Cái sự mất ngủ theo mình đến tận bây giờ, thành ra ngủ luôn dễ tỉnh giấc, không còn như hồi chưa con đặt người lên giường là ngủ ngon đến sáng. Thứ ba là bị ép ăn. Bà nội và bà ngoại đều động viên mình ăn nhiều để có nhiều sữa cho con bú, mình cũng tin và cố làm theo. Món ăn quanh quẩn toàn thịt nạc, rau ngót, trứng, móng giò, mỗi bữa bà ngoại cho mình một bát tô cơm lèn chặt, bà bảo ăn cho chắc dạ. Bà nội thì mình ăn 2 bát bà vẫn chê ít. Móng giò, móng chó là những món từ bé chưa bao giờ mình thích ăn, thì giờ ngày nào cũng ăn. Có bữa ôm bát cơm mà nước mắt rơi lã chã, nghĩ bụng ăn bao lâu thì mới hết cái bát này, mà ăn ít liệu mình có đủ sữa cho con không. Thứ tư là sữa mình có vẻ không đủ cho con, có vẻ thôi chứ sau này đọc sách về sữa mẹ mình mới biết là sữa mình vẫn đủ. Con vẫn tăng cân đều nhưng chỉ 9 lạng - 1kg mỗi tháng, không bằng nhiều bạn khác. Con được đưa ra so sánh với các bạn cùng tuổi, và nhiều người đến thăm bảo sữa mình nóng, con tăng cân chậm. Mặc cảm bản thân và thương con, nhưng lúc đó vẫn kiên trì không nuôi con bằng sữa bột. Thứ năm là có những lời nói của người thân ở thời điểm đó, không biết do mình quá nhạy cảm hay sao, mà mỗi khi nghĩ đến chỉ muốn khóc. Chung quy vẫn chuyện con bé hơn các bạn, sữa mẹ nóng, mẹ thì ăn nhiều nên béo lên thành ra bị nói mẹ ăn hết phần con. Đến bây giờ mình cũng không hiểu sao người ta lại dành những câu nói độc địa thiếu cảm thông như vậy cho người mẹ mới sinh, lúc mà sức khỏe thể chất và cả tinh thần đều đang rất yếu, mỗi câu nói như vết dao cứa khiến cho người mẹ thêm ngã quỵ. Cũng may là mình được bà ngoại bà nội chăm sóc giúp đỡ tận tình, đến khi con lớn hơn là mình tự vượt qua được những tháng ngày đau khổ đó. Thậm chí mình đã so sánh, nuôi con cực khổ gấp trăm lần học hành và công việc, từ nhỏ đến lớn đi học và đi làm chưa có lần nào mình vất vả và khổ sở đến như này. Cũng thật may là mình mệt mỏi chán chường lắm, nhưng chưa đến mức chán ghét con.
Đến bé thứ hai thì kinh nghiệm nuôi con đã nhiều hơn, quen hơn với việc thức đêm hôm, nhất định không ăn kiêng và không cố ăn nhiều như trước, tự tin nuôi con bằng sữa mẹ, vết khâu TSM cũng may mắn đỡ đau hơn lần đầu, ngay ngày hôm sau mình đã ngồi được bình thường. Mọi thứ đều thuận lợi, nên cảm giác trầm cảm không có. Nhưng cơn ác mộng những ngày sau sinh bé đầu mình vẫn không quên được, mà cảm giác đó không chia sẻ cho người thân được, chỉ là chán, mệt, thỉnh thoảng chảy nước mắt thì được động viên. Mình tự cho mình là có tinh thần vượt khó cao, trước đó học hành công việc đều suôn sẻ, vậy mà sau khi sinh cảm giác còn tồi tệ đến như vậy. Mình biết có nhiều người mẹ cảm giác còn tồi tệ hơn, tùy thuộc vào sự giúp đỡ của người thân, những lời nói xung quanh mà người mẹ đó phải nghe, ngưỡng chịu đựng khó khăn của người mẹ ấy.
Sau sinh, người mẹ cần rất nhiều sự giúp đỡ, thông cảm của người thân. Những lời nói ra cũng cần thận trọng bởi giai đoạn đó người mẹ rất nhạy cảm, dễ xúc động, phản ứng tiêu cực với những lời nói thiếu động viên. Mong là mọi người hiểu điều đó để cùng giúp đỡ động viên những người mẹ vượt qua những khó khăn tạm thời này, tránh cho người mẹ những cảm xúc tiêu cực của căn bệnh trầm cảm.
Wednesday, May 3, 2017
TỰ NHIÊN, CƠ THỂ NGƯỜI vs THỰC PHẨM CÔNG NGHIỆP, THUỐC và BÁC SĨ
Gần đây mình quan tâm đến nhóm Vaccine nên hay không? Thật khó để nói ra về mặt tâm lý nhưng mình có cảm giác nên tin vào những câu hỏi và lập luận mà một số thành viên kỳ cựu trong này đang đưa ra. Nhận thức của mình về sức khỏe một lần nữa lại thay đổi, sau lần gần đây nhất là nhận thức về vai trò của sữa mẹ - sữa công thức cách đây vài năm. Mình tin bởi vì mình đã qua một số trải nghiệm, những thứ mình tưởng là đúng trước đó thì hóa ra là vì quá nhiều người nói, đặc biệt là giới chuyên môn như bác sĩ nói nên mình tin là đúng, nhưng sau đó lại phát hiện ra nó có vấn đề khi thực hành, khi mình làm theo cách khác, cái mà mình gọi là thuận theo tự nhiên thì thấy kết quả tốt hơn. Nhờ có những trải nghiệm đó, mình bắt được sóng và hiểu được những lập luận này, thay vì đi tin vào những thứ đã được tuyên truyền ra rả một cách như là ... mặc nhiên đúng.
Trải nghiệm về sữa mẹ - sữa công thức đã thay đổi hoàn toàn nhãn quan của mình, cách mình nhìn nhận về sức khỏe. Khi mình nuôi bé đầu quãng thời gian 2008-2010, thời gian đó sữa công thức lên ngôi, quảng cáo rầm rộ trên tivi, với dưỡng chất DHA giúp bé thông minh vượt trội, bổ sung Probiotics giúp bé tiêu hóa tốt. Trên các diễn đàn các bà mẹ lập các topic bàn về sữa công thức nào tốt nhất. Những buổi học tiền sản miễn phí do phòng khám hoặc bệnh viện tổ chức có sự tài trợ của hãng sữa đứng đằng sau, trong buổi học người ta có một danh sách để các bà mẹ điền thông tin cá nhân như tên tuổi, email, số điện thoại và nhận về những món quà nhỏ xinh xắn, như là một chiếc balô (mình vẫn còn giữ chiếc balô của nhãn sữa Ensure) hay một cuốn sách nhỏ dạy cách chăm sóc bé (với những sản phẩm như của Johnson & Johnson). Và sau đấy vài năm là những cuộc điện thoại bất ngờ từ nhân viên tiếp thị hãng sữa, mời mình đi dự hội thảo miễn phí, dùng thử sản phẩm. Tất nhiên đấy là cách mà người ta marketing sản phẩm mà những bà mẹ ngô nghê như mình chưa kịp nhận ra. Nhưng mà, khi truyền thông ngập tràn các thông tin quảng cáo về sữa công thức, và các bà mẹ cũng chỉ nói về sữa công thức, mình thực sự tin rằng sữa công thức là tốt, hoàn toàn có thể thay thế sữa mẹ mỗi khi bà mẹ có vấn đề với việc tạo sữa (dù câu "Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ" được nhai đi nhai lại như là vô thức mà không được giải thích gì thêm). Đó là lý do khi gặp vấn đề về sữa mẹ (sữa mẹ ra ít, bé tăng cân chậm...), bà mẹ có thể chuyển ngay sang sữa công thức mà không hề có một ý niệm gì cần cố gắng giải quyết vấn đề sữa mẹ, hoặc có cố gắng nhưng chưa đúng cách nên không hiệu quả mà stress nên chuyển sang dùng sữa công thức. Bản thân mình, bé đầu bị sinh non, y tá đến tắm cũng khuyên nên bổ sung thêm sữa công thức kèm với sữa mẹ để bé tăng cân tốt hơn. Đó là toàn cảnh bức tranh mình nuôi bé đầu khi đó, sữa mẹ dặm thêm sữa công thức.
Nuôi bé thứ hai, mình có nhiều thời gian hơn nên tham gia các hội nhóm, và lúc này trùng với thời điểm hội sữa mẹ Betibuti mới ra đời. Đọc được những thông tin trong hội này, mình mới hiểu hơn về sức mạnh kỳ diệu của sữa mẹ mà trước kia mình chỉ biết chung chung mà không được giải thích cặn kẽ, như sữa mẹ là tốt nhất (tốt nhất ở những điểm nào? sữa công thức có DHA vậy có phải dùng sữa công thức thông minh hơn sữa mẹ không? sữa mẹ tốt mà sao con tăng cân chậm hơn sữa công thức, con bú sữa mẹ ngủ không ngon giấc như bú sữa công thức vậy có phải mẹ không đủ sữa hay không? mẹ ăn uống nhiều thực phẩm vậy con có bị ảnh hưởng không? mẹ cho con bú phải ăn kiêng quá nhiều quá là khổ cho mẹ, mẹ cho con bú phải tẩm bổ móng giò móng dê và phải ăn cho con nên me quá béo cũng thật khổ cho mẹ), sữa mẹ có kháng thể nên giúp con phòng chống bệnh tật (phòng chống bệnh tật đến mức nào, sữa công thức con tăng cân nhanh khỏe mạnh như thế, có probiotics tốt cho tiêu hóa của con như thế, con bú sữa mẹ mà cứ đi ngoài xì xoẹt suốt thì là tại sữa mẹ hay tại gì?), nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu (vậy sau 6 tháng thì sao, ngoài ăn dặm thì sữa mẹ thay bằng sữa công thức có tốt không?). Đấy là vô vàn câu hỏi thắc mắc về sữa mẹ mà mình không thấy ai trả lời, cũng không có nhu cầu tìm hiểu nữa vì có thể thay thế bằng sữa công thức được mặc nhiên công nhận đấy rồi. Đọc một lèo hết các topic về cơ chế tạo sữa, tác dụng của sữa mẹ, nhu cầu sữa mẹ của con sau khi sinh... mình mới hiểu ra những điều kỳ diệu của tạo hóa, và hiểu ra những mặt hạn chế của nhân tạo (sữa công thức) mà trước đó mình không hề biết. Vậy là quyết tâm nuôi con bằng sữa mẹ cũng thành công. Bé thứ hai khỏe mạnh, ít ốm hơn bé đầu.
Trải nghiệm tiếp theo là cơ chế xử lý bệnh tật của cơ thể. Bé đầu mình cũng theo sách vở, cứ 38.5 độ là cho uống thuốc hạ sốt, bé sốt cao, ho hắng là cho đi khám bác sĩ cho yên tâm. Mình không đủ tự tin với kiến thức nuôi con đầu của mình nên luôn cần đến khám và tư vấn của bác sĩ. Mà bác sĩ thì, đi khám lần nào cũng kê thuốc cho bé. Đơn thuốc cho bé khi bị sốt và sổ mũi (có lúc chưa ho) bao giờ cũng là thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh, chống viêm, chai xịt mũi, men vi sinh. Nếu bé ho thì thêm siro ho. Nếu bé sổ mũi lâu ngày thì có thêm thuốc chống dị ứng (bác sĩ bảo bé hay bị sổ mũi do dị ứng thời tiết). Cứ từng đấy thuốc, chia nhau đi lần lượt vào cơ thể bé. Khổ nỗi từ khi 1.5 tuổi và nhất là sau khi đi nhà trẻ là bé lại cứ bệnh đi bệnh lại, cho đến tận 5 tuổi mới đỡ bệnh, cao điểm có tháng bị sốt và sổ mũi tới 2 lần phải uống thuốc. Mình thực sự rất xót con, mà không biết phải làm thế nào, bác sĩ là người có chuyên môn và đáng tin nhất rồi còn gì. Mình ở nhà cũng cố gắng chăm bé theo kiến thức sách vở mình đọc được, đêm phải canh thấm mồ hôi trộm, ngày mặc quần áo theo thời tiết, cho bé ăn uống đa dạng đủ món và bé cũng ăn được. Thực sự không hiểu mình đã sai ở đâu. Lên diễn đàn các bà mẹ tìm hiểu thì con họ cũng bị tương tự, cứ tầm 1-3 tuổi là ốm liên miên, bệnh tai mũi họng cứ lai rai ốm mãi không khỏi. Cứ thế cho đến khi đọc được một số bài về sốt và cơ chế phòng vệ của cơ thể, cộng với kinh nghiệm cực nhọc chăm bé đầu, bé thứ hai mình tự tin hơn hẳn, dám thử nghiệm với sức khỏe của con. Con sốt mẹ bình tĩnh quan sát biểu hiện chưa vội cho uống hạ sốt. Kháng sinh không dùng. Vệ sinh mũi bằng nước muối 0.9% và chai xịt nước muối biển, kiên trì chờ phản ứng của con. Sữa mẹ duy trì đến khi con 2 tuổi, không bổ sung sữa công thức. Thế rồi con cứ qua từng đợt bệnh, khỏe dần lên và khỏi. Tần suất con mắc bệnh ít đi, thời gian mắc bệnh ngắn hơn. Và mình tin vào những gì sức khỏe của con đã chứng minh, đó là sự kỳ diệu của tạo hóa, của cơ thể người mà theo sách vở Tây y, người ta đã vội vã can thiệp bằng thuốc.
Một trải nghiệm nữa là với những người thân quen của mình, người lớn. Bệnh tai mũi họng lai rai, trên diễn đàn nhiều người bệnh kêu ca cứ bị đi bị lại, uống thuốc không khỏi hoặc uống xong lại bị tái phát. Bệnh dị ứng mẩn ngứa ngoài da, đi khám khắp nơi bác sĩ bảo bệnh này dị ứng thời tiết, không điều trị tận gốc được. Bác sĩ cho thuốc về nhà, cứ uống thuốc vào thì đỡ, dừng thuốc thì bị lại, nặng hơn. Mình tìm hiểu thì thuốc dị ứng đó có chứa chất kháng histamin, chỉ có tác dụng khi uống thuốc. Nguyên nhân bệnh này không rõ, do cơ địa từng người. Rồi bệnh cao huyết áp và tiểu đường, ăn kiêng và uống thuốc trọn đời. Rồi ung thư với hóa trị và xạ trị, % không tái phát được thống kê theo 5 năm, 10 năm ... mà không chắc chắn bao giờ khỏi bệnh. Rất rất nhiều bệnh nữa được xếp vào bệnh mãn tính phải chung sống cả đời, uống thuốc cả đời. Có vấn đề gì đó với Tây y, hình như bệnh chỉ được chữa phần ngọn mà không triệt được nguyên nhân tại gốc. Khám bệnh ở khoa nào thì điều trị theo khoa đó, bệnh phát ra ở chỗ nào thì điều trị vào chỗ đó. Đọc cuốn "Nhân tố enzyme" mới thấy cơ thể con người là một sự tổng hòa, bộ phận này ảnh hưởng đến bộ phận kia. Người có tràng tướng, vị tướng đẹp cũng là người có sức khỏe tốt. Nhiều bệnh phát tác cũng có thể là do nội tạng đang có vấn đề. Có vài người kể chuyện khỏi bệnh ung thư nhờ ăn uống, vẩy tay Dịch cân kinh. Bản thân mẹ mình cũng khỏi hẳn bệnh viêm tai giữa nhờ uống Canh dưỡng sinh, sau nhiều năm điều trị với bác sĩ và bệnh viện mà không khỏi. Mẹ mình cũng đang thử nghiệm bài vẩy tay Dịch cân kinh với bệnh dị ứng, có dấu hiệu giảm nhiều. Bạn của mẹ cũng thấy có tác dụng với bệnh khác. Mình luôn luôn có nhiều thắc mắc, tại sao đi khám bệnh lúc nào bác sĩ cũng kê thuốc, có phải chỉ thuốc mới trị được bệnh hay không? Bác sĩ được đào tạo chỉ để dùng thuốc? Tại sao y học thường thức, cách thức chăm sóc sức khỏe, phòng và chống những bệnh thông thường như cảm cúm, thủy đậu, sởi..., cách dùng các loại thuốc thông dụng không được phổ biến rộng rãi và đưa vào trường học như môn học bắt buộc. Học nhiều toán lý hóa văn sử địa để làm gì, khi cơ thể mình mà không biết cách chăm sóc, phải phụ thuộc hoàn toàn vào bác sĩ? Tại sao những mẹo chữa dân gian khá hiệu nghiệm như đánh cảm không được Tây y nghiên cứu, giải thích và áp dụng, mà chỉ bào chế ra mỗi Paracetamol để người cảm uống? Tại sao nhiều ca ung thư bị bệnh viện trả về, uống thuốc dân gian mà khỏi lại không được nghiên cứu và công bố rõ ràng? Tại sao nhiều bài tập như Dịch cân kinh không được nghiên cứu để phổ biến rộng rãi? Tại sao phương pháp chữa bệnh bằng bấm huyệt tồn tại rất lâu đời không được Tây y nghiên cứu giải thích một cách khoa học? Tại sao bác sĩ cứ mắng người bệnh tin vào lang băm mà họ lại không tin vào y học hiện đại? Có phải y học hiện đại quá xa vời với quần chúng, bác sĩ ở quá cao với những lý thuyết cao siêu không giải thích được cho người bệnh hiểu hay không? Những phương pháp dân gian, dù không được khoa học nghiên cứu, đã thành công trên một số cá thể, nhưng khi nêu lên, bị các bác sĩ lập tức bác bỏ và chế giễu như thể là một hình thức mê tín dị đoan trong chữa bệnh. Hay như khi đọc về bệnh tự kỷ, có nhiều cha mẹ chia sẻ họ cho con đi khám và điều trị từ nhiều bác sĩ, nhưng hiệu quả không như mong muốn. Cuối cùng, các phụ huynh có con bị tự kỷ phải chung tay mua tài liệu, dịch tài liệu sang tiếng Việt, tự lập nhóm điều trị, giúp đỡ, giao lưu. Những kiến thức họ có từ việc chung tay làm cho con đó đang hơn nhiều bác sĩ điều trị tự kỷ. Có nhiều việc cha mẹ đã làm thay bác sĩ. Có nhiều điều làm mình không hoàn toàn đặt niềm tin vào bác sĩ nữa. Bác sĩ cũng bị giới hạn trong kiến thức của mình, và nhiều người khi tiếp xúc với bệnh nhân thể hiện thái độ từ chối học hỏi từ bệnh nhân. Gần đây là cuộc chiến vaccine giữa các bác sĩ với một nhóm các cha mẹ đang đặt câu hỏi Vaccine nên hay không?
Mình ám ảnh nhất với câu hỏi đặt ra trong group "Ví dụ, nếu ta vừa ăn xong món gì mà bị nôn tháo thì bác sĩ sẽ kết luận là do ngộ độc thức ăn. Nhưng nếu con cái ta vừa tiêm vx xong mà bị chết thì bác sĩ sẽ nói như vẹt rằng "chưa biết nguyên nhân!" Đây là cái thứ logic mất dạy và khốn nạn gì vậy?". Thực tế có nhiều cha mẹ bị mất con, hoặc con bị biến chứng sau khi tiêm vacxin, họ đã report vào trong nhóm. Chị đồng nghiệp của mình bị sốc phản vệ khi tiêm vacxin Sởi, quai bị, rubella huyết áp và nhịp tim lên cao phải điều trị ở bệnh viện cả tuần và điều trị bằng thuốc cả năm trời. Quãng thời gian dài sau đó là nhịp tim không ổn định. Người lớn còn như thế, trẻ nhỏ thì ảnh hưởng đến thế nào? Đó là những bằng thức thực, nhưng không được công nhận là tai biến vaccine, vậy thì những con số thống kê % tai biến, % đáp ứng, % giảm tỷ lệ mắc bệnh các bác sĩ đưa ra liệu có còn ý nghĩa?
Tây y còn nhiều vấn đề lắm, và cho đến khi sức mạnh của tự nhiên, sự kỳ diệu của cơ thể con người chưa được nghiên cứu đầy đủ thì khi đó con người vẫn còn sống phụ thuộc vào thực phẩm hóa chất, GMO, thuốc, bệnh viện và bác sĩ.
Trải nghiệm về sữa mẹ - sữa công thức đã thay đổi hoàn toàn nhãn quan của mình, cách mình nhìn nhận về sức khỏe. Khi mình nuôi bé đầu quãng thời gian 2008-2010, thời gian đó sữa công thức lên ngôi, quảng cáo rầm rộ trên tivi, với dưỡng chất DHA giúp bé thông minh vượt trội, bổ sung Probiotics giúp bé tiêu hóa tốt. Trên các diễn đàn các bà mẹ lập các topic bàn về sữa công thức nào tốt nhất. Những buổi học tiền sản miễn phí do phòng khám hoặc bệnh viện tổ chức có sự tài trợ của hãng sữa đứng đằng sau, trong buổi học người ta có một danh sách để các bà mẹ điền thông tin cá nhân như tên tuổi, email, số điện thoại và nhận về những món quà nhỏ xinh xắn, như là một chiếc balô (mình vẫn còn giữ chiếc balô của nhãn sữa Ensure) hay một cuốn sách nhỏ dạy cách chăm sóc bé (với những sản phẩm như của Johnson & Johnson). Và sau đấy vài năm là những cuộc điện thoại bất ngờ từ nhân viên tiếp thị hãng sữa, mời mình đi dự hội thảo miễn phí, dùng thử sản phẩm. Tất nhiên đấy là cách mà người ta marketing sản phẩm mà những bà mẹ ngô nghê như mình chưa kịp nhận ra. Nhưng mà, khi truyền thông ngập tràn các thông tin quảng cáo về sữa công thức, và các bà mẹ cũng chỉ nói về sữa công thức, mình thực sự tin rằng sữa công thức là tốt, hoàn toàn có thể thay thế sữa mẹ mỗi khi bà mẹ có vấn đề với việc tạo sữa (dù câu "Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ" được nhai đi nhai lại như là vô thức mà không được giải thích gì thêm). Đó là lý do khi gặp vấn đề về sữa mẹ (sữa mẹ ra ít, bé tăng cân chậm...), bà mẹ có thể chuyển ngay sang sữa công thức mà không hề có một ý niệm gì cần cố gắng giải quyết vấn đề sữa mẹ, hoặc có cố gắng nhưng chưa đúng cách nên không hiệu quả mà stress nên chuyển sang dùng sữa công thức. Bản thân mình, bé đầu bị sinh non, y tá đến tắm cũng khuyên nên bổ sung thêm sữa công thức kèm với sữa mẹ để bé tăng cân tốt hơn. Đó là toàn cảnh bức tranh mình nuôi bé đầu khi đó, sữa mẹ dặm thêm sữa công thức.
Nuôi bé thứ hai, mình có nhiều thời gian hơn nên tham gia các hội nhóm, và lúc này trùng với thời điểm hội sữa mẹ Betibuti mới ra đời. Đọc được những thông tin trong hội này, mình mới hiểu hơn về sức mạnh kỳ diệu của sữa mẹ mà trước kia mình chỉ biết chung chung mà không được giải thích cặn kẽ, như sữa mẹ là tốt nhất (tốt nhất ở những điểm nào? sữa công thức có DHA vậy có phải dùng sữa công thức thông minh hơn sữa mẹ không? sữa mẹ tốt mà sao con tăng cân chậm hơn sữa công thức, con bú sữa mẹ ngủ không ngon giấc như bú sữa công thức vậy có phải mẹ không đủ sữa hay không? mẹ ăn uống nhiều thực phẩm vậy con có bị ảnh hưởng không? mẹ cho con bú phải ăn kiêng quá nhiều quá là khổ cho mẹ, mẹ cho con bú phải tẩm bổ móng giò móng dê và phải ăn cho con nên me quá béo cũng thật khổ cho mẹ), sữa mẹ có kháng thể nên giúp con phòng chống bệnh tật (phòng chống bệnh tật đến mức nào, sữa công thức con tăng cân nhanh khỏe mạnh như thế, có probiotics tốt cho tiêu hóa của con như thế, con bú sữa mẹ mà cứ đi ngoài xì xoẹt suốt thì là tại sữa mẹ hay tại gì?), nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu (vậy sau 6 tháng thì sao, ngoài ăn dặm thì sữa mẹ thay bằng sữa công thức có tốt không?). Đấy là vô vàn câu hỏi thắc mắc về sữa mẹ mà mình không thấy ai trả lời, cũng không có nhu cầu tìm hiểu nữa vì có thể thay thế bằng sữa công thức được mặc nhiên công nhận đấy rồi. Đọc một lèo hết các topic về cơ chế tạo sữa, tác dụng của sữa mẹ, nhu cầu sữa mẹ của con sau khi sinh... mình mới hiểu ra những điều kỳ diệu của tạo hóa, và hiểu ra những mặt hạn chế của nhân tạo (sữa công thức) mà trước đó mình không hề biết. Vậy là quyết tâm nuôi con bằng sữa mẹ cũng thành công. Bé thứ hai khỏe mạnh, ít ốm hơn bé đầu.
Trải nghiệm tiếp theo là cơ chế xử lý bệnh tật của cơ thể. Bé đầu mình cũng theo sách vở, cứ 38.5 độ là cho uống thuốc hạ sốt, bé sốt cao, ho hắng là cho đi khám bác sĩ cho yên tâm. Mình không đủ tự tin với kiến thức nuôi con đầu của mình nên luôn cần đến khám và tư vấn của bác sĩ. Mà bác sĩ thì, đi khám lần nào cũng kê thuốc cho bé. Đơn thuốc cho bé khi bị sốt và sổ mũi (có lúc chưa ho) bao giờ cũng là thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh, chống viêm, chai xịt mũi, men vi sinh. Nếu bé ho thì thêm siro ho. Nếu bé sổ mũi lâu ngày thì có thêm thuốc chống dị ứng (bác sĩ bảo bé hay bị sổ mũi do dị ứng thời tiết). Cứ từng đấy thuốc, chia nhau đi lần lượt vào cơ thể bé. Khổ nỗi từ khi 1.5 tuổi và nhất là sau khi đi nhà trẻ là bé lại cứ bệnh đi bệnh lại, cho đến tận 5 tuổi mới đỡ bệnh, cao điểm có tháng bị sốt và sổ mũi tới 2 lần phải uống thuốc. Mình thực sự rất xót con, mà không biết phải làm thế nào, bác sĩ là người có chuyên môn và đáng tin nhất rồi còn gì. Mình ở nhà cũng cố gắng chăm bé theo kiến thức sách vở mình đọc được, đêm phải canh thấm mồ hôi trộm, ngày mặc quần áo theo thời tiết, cho bé ăn uống đa dạng đủ món và bé cũng ăn được. Thực sự không hiểu mình đã sai ở đâu. Lên diễn đàn các bà mẹ tìm hiểu thì con họ cũng bị tương tự, cứ tầm 1-3 tuổi là ốm liên miên, bệnh tai mũi họng cứ lai rai ốm mãi không khỏi. Cứ thế cho đến khi đọc được một số bài về sốt và cơ chế phòng vệ của cơ thể, cộng với kinh nghiệm cực nhọc chăm bé đầu, bé thứ hai mình tự tin hơn hẳn, dám thử nghiệm với sức khỏe của con. Con sốt mẹ bình tĩnh quan sát biểu hiện chưa vội cho uống hạ sốt. Kháng sinh không dùng. Vệ sinh mũi bằng nước muối 0.9% và chai xịt nước muối biển, kiên trì chờ phản ứng của con. Sữa mẹ duy trì đến khi con 2 tuổi, không bổ sung sữa công thức. Thế rồi con cứ qua từng đợt bệnh, khỏe dần lên và khỏi. Tần suất con mắc bệnh ít đi, thời gian mắc bệnh ngắn hơn. Và mình tin vào những gì sức khỏe của con đã chứng minh, đó là sự kỳ diệu của tạo hóa, của cơ thể người mà theo sách vở Tây y, người ta đã vội vã can thiệp bằng thuốc.
Một trải nghiệm nữa là với những người thân quen của mình, người lớn. Bệnh tai mũi họng lai rai, trên diễn đàn nhiều người bệnh kêu ca cứ bị đi bị lại, uống thuốc không khỏi hoặc uống xong lại bị tái phát. Bệnh dị ứng mẩn ngứa ngoài da, đi khám khắp nơi bác sĩ bảo bệnh này dị ứng thời tiết, không điều trị tận gốc được. Bác sĩ cho thuốc về nhà, cứ uống thuốc vào thì đỡ, dừng thuốc thì bị lại, nặng hơn. Mình tìm hiểu thì thuốc dị ứng đó có chứa chất kháng histamin, chỉ có tác dụng khi uống thuốc. Nguyên nhân bệnh này không rõ, do cơ địa từng người. Rồi bệnh cao huyết áp và tiểu đường, ăn kiêng và uống thuốc trọn đời. Rồi ung thư với hóa trị và xạ trị, % không tái phát được thống kê theo 5 năm, 10 năm ... mà không chắc chắn bao giờ khỏi bệnh. Rất rất nhiều bệnh nữa được xếp vào bệnh mãn tính phải chung sống cả đời, uống thuốc cả đời. Có vấn đề gì đó với Tây y, hình như bệnh chỉ được chữa phần ngọn mà không triệt được nguyên nhân tại gốc. Khám bệnh ở khoa nào thì điều trị theo khoa đó, bệnh phát ra ở chỗ nào thì điều trị vào chỗ đó. Đọc cuốn "Nhân tố enzyme" mới thấy cơ thể con người là một sự tổng hòa, bộ phận này ảnh hưởng đến bộ phận kia. Người có tràng tướng, vị tướng đẹp cũng là người có sức khỏe tốt. Nhiều bệnh phát tác cũng có thể là do nội tạng đang có vấn đề. Có vài người kể chuyện khỏi bệnh ung thư nhờ ăn uống, vẩy tay Dịch cân kinh. Bản thân mẹ mình cũng khỏi hẳn bệnh viêm tai giữa nhờ uống Canh dưỡng sinh, sau nhiều năm điều trị với bác sĩ và bệnh viện mà không khỏi. Mẹ mình cũng đang thử nghiệm bài vẩy tay Dịch cân kinh với bệnh dị ứng, có dấu hiệu giảm nhiều. Bạn của mẹ cũng thấy có tác dụng với bệnh khác. Mình luôn luôn có nhiều thắc mắc, tại sao đi khám bệnh lúc nào bác sĩ cũng kê thuốc, có phải chỉ thuốc mới trị được bệnh hay không? Bác sĩ được đào tạo chỉ để dùng thuốc? Tại sao y học thường thức, cách thức chăm sóc sức khỏe, phòng và chống những bệnh thông thường như cảm cúm, thủy đậu, sởi..., cách dùng các loại thuốc thông dụng không được phổ biến rộng rãi và đưa vào trường học như môn học bắt buộc. Học nhiều toán lý hóa văn sử địa để làm gì, khi cơ thể mình mà không biết cách chăm sóc, phải phụ thuộc hoàn toàn vào bác sĩ? Tại sao những mẹo chữa dân gian khá hiệu nghiệm như đánh cảm không được Tây y nghiên cứu, giải thích và áp dụng, mà chỉ bào chế ra mỗi Paracetamol để người cảm uống? Tại sao nhiều ca ung thư bị bệnh viện trả về, uống thuốc dân gian mà khỏi lại không được nghiên cứu và công bố rõ ràng? Tại sao nhiều bài tập như Dịch cân kinh không được nghiên cứu để phổ biến rộng rãi? Tại sao phương pháp chữa bệnh bằng bấm huyệt tồn tại rất lâu đời không được Tây y nghiên cứu giải thích một cách khoa học? Tại sao bác sĩ cứ mắng người bệnh tin vào lang băm mà họ lại không tin vào y học hiện đại? Có phải y học hiện đại quá xa vời với quần chúng, bác sĩ ở quá cao với những lý thuyết cao siêu không giải thích được cho người bệnh hiểu hay không? Những phương pháp dân gian, dù không được khoa học nghiên cứu, đã thành công trên một số cá thể, nhưng khi nêu lên, bị các bác sĩ lập tức bác bỏ và chế giễu như thể là một hình thức mê tín dị đoan trong chữa bệnh. Hay như khi đọc về bệnh tự kỷ, có nhiều cha mẹ chia sẻ họ cho con đi khám và điều trị từ nhiều bác sĩ, nhưng hiệu quả không như mong muốn. Cuối cùng, các phụ huynh có con bị tự kỷ phải chung tay mua tài liệu, dịch tài liệu sang tiếng Việt, tự lập nhóm điều trị, giúp đỡ, giao lưu. Những kiến thức họ có từ việc chung tay làm cho con đó đang hơn nhiều bác sĩ điều trị tự kỷ. Có nhiều việc cha mẹ đã làm thay bác sĩ. Có nhiều điều làm mình không hoàn toàn đặt niềm tin vào bác sĩ nữa. Bác sĩ cũng bị giới hạn trong kiến thức của mình, và nhiều người khi tiếp xúc với bệnh nhân thể hiện thái độ từ chối học hỏi từ bệnh nhân. Gần đây là cuộc chiến vaccine giữa các bác sĩ với một nhóm các cha mẹ đang đặt câu hỏi Vaccine nên hay không?
Mình ám ảnh nhất với câu hỏi đặt ra trong group "Ví dụ, nếu ta vừa ăn xong món gì mà bị nôn tháo thì bác sĩ sẽ kết luận là do ngộ độc thức ăn. Nhưng nếu con cái ta vừa tiêm vx xong mà bị chết thì bác sĩ sẽ nói như vẹt rằng "chưa biết nguyên nhân!" Đây là cái thứ logic mất dạy và khốn nạn gì vậy?". Thực tế có nhiều cha mẹ bị mất con, hoặc con bị biến chứng sau khi tiêm vacxin, họ đã report vào trong nhóm. Chị đồng nghiệp của mình bị sốc phản vệ khi tiêm vacxin Sởi, quai bị, rubella huyết áp và nhịp tim lên cao phải điều trị ở bệnh viện cả tuần và điều trị bằng thuốc cả năm trời. Quãng thời gian dài sau đó là nhịp tim không ổn định. Người lớn còn như thế, trẻ nhỏ thì ảnh hưởng đến thế nào? Đó là những bằng thức thực, nhưng không được công nhận là tai biến vaccine, vậy thì những con số thống kê % tai biến, % đáp ứng, % giảm tỷ lệ mắc bệnh các bác sĩ đưa ra liệu có còn ý nghĩa?
Tây y còn nhiều vấn đề lắm, và cho đến khi sức mạnh của tự nhiên, sự kỳ diệu của cơ thể con người chưa được nghiên cứu đầy đủ thì khi đó con người vẫn còn sống phụ thuộc vào thực phẩm hóa chất, GMO, thuốc, bệnh viện và bác sĩ.
Monday, April 24, 2017
RUNG CHUÔNG VÀNG VÀ HÌNH THỨC MARKETING TRÁ HÌNH
Gần đây các trường tiểu học rộ lên tổ chức cuộc thi Rung chuông vàng (Ring the Golden Bell), trường con mình cũng không ngoại lệ. Cuộc thi này phụ huynh không được báo trước, mà con thi xong mình mới biết, con cầm về một tờ giấy học bổng 1 triệu của trung tâm tiếng Anh tổ chức cuộc thi (nếu con đăng ký khóa học ở trung tâm thì sẽ được giảm trừ 1 triệu). Tức là đứng sau cuộc thi này, là một trung tâm tiếng Anh nào đó (cũng không phải trung tâm TA đang liên kết dạy tại trường). Cũng tốt thôi nếu như các con có một cuộc chơi vui vẻ, cũng gọi là một chút kiểm tra trình độ hiện tại của con, cho đến khi trung tâm TA kia gọi điện thoại cho mình nhắc ngày đưa con đến kiểm tra trình độ miễn phí và xếp lớp học tại trung tâm. Họ có số điện thoại của mình và họ tên, lớp của con, hẳn là đã có một tờ form nào đó cho các con điền vào, và đấy là một hình thức thu thập dữ liệu cá nhân mà không được sự đồng ý của phụ huynh. Tất nhiên mình từ chối vì không có nhu cầu cho con đi học.
Chưa hết, đã có nhiều phụ huynh phản ánh khi họ đưa con đi test ở trung tâm, thì các cháu bị chê khá nặng nề, từ vựng ít, phát âm sai, ngữ pháp kém... Điều đáng nói là các cháu đều xuất sắc hơn các bạn ở lớp, nghĩa là được chọn rồi mới đi thi, và đi thi có kết quả đáng kể mới nhận được tờ giấy học bổng và được trung tâm gọi đi test. Nhiều phụ huynh khá sốc và hoang mang khi lần đầu tiên nghe nhận xét về con mình như vậy. Và đi hỏi nhiều nơi, hỏi những người có chuyên môn tiếng Anh đã tiếp xúc với con thì mới biết, hóa ra các con phải làm những bài test vượt quá trình độ (ví dụ lớp 4 phải làm bài tương đương trình độ lớp 7), không chỉ quá trình độ tiếng Anh mà còn cả vượt quá cả khả năng nhận thức lứa tuổi. Thật dễ hiểu vì sao kết quả test con chỉ đạt được như vậy. Và kết quả đó đánh vào tâm lý lo sợ của phụ huynh, để dễ dàng đăng ký khóa học tại đó cho con.
Và khóa học đó là gì, là đóng hơn 100 triệu một lúc để con được học tại đó với cam kết học đến bao giờ IELTS đạt 7.0. Chưa nói đến việc một học sinh tiểu học thì khả năng nhận thức chưa phù hợp để học IETLS, đóng ngay một khoản tiền lớn như thế với một cam kết khá mơ hồ, lỡ học đến già mới đạt IELTS 7.0 thì sao? Cứ cho 10 năm là đạt được đi, tính ra bình quân mỗi năm chi phí học TA tầm 10 triệu nghĩ là rẻ, nhưng chất lượng trung tâm dạy có kiểm soát được không, 10 năm nữa trung tâm đó họ còn tồn tại không hay đã phá sản rồi. Một hình thức chiếm dụng vốn mà người đầu tư tự đưa mình vào thế bí, dựa vào cái kết quả test vô đạo đức kia và những lời hứa suông.
-------------------
FB Hoang Anh
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=10155987498149325&id=697054324
Chiều nay có 1 PHHS đến gặp mình. Con đã theo học ở lớp của mình được 3 năm nay, thuộc dạng học giỏi của 1 lớp nâng cao. Thế mà mẹ đến mếu máo, căng thẳng: "E ơi chị mất ngủ cả trưa nay, chỉ mong đến chiều để gặp em". Câu chuyện bắt đầu như sau:
Sáng nay chị đưa con đến trường thì khảo sát do TT Res tổ chức. Con là 1 trong 10 bạn học giỏi nhất lớp nên được cô chọn để đi thi. Cả mẹ và con đều háo hức, thế mà thi xong TT đó hỏi mẹ: Con đã được đi học TA bao giờ chưa chị? Chị bảo con học từ lớp 2. Res nhận xét: E tưởng con chưa được đi học bao giờ. Ngữ pháp kém, vốn từ ở mức cơ bản, phát âm sai.
Từng ấy câu nói làm mình đủ phát điên. Không thể nào có chuyện đấy, mình dạy thì mih biết học sinh của mình tn chứ. Chị đưa bài KT cho xem, 10 câu ngữ pháp, thì 5 câu có thì QK, HTHT v 1 số kiến thức lớp 7. Con chỉ làm đúng 5 câu, cũng là 5 câu con được học. Bài kiểm tra 1 hs lớp 4, nhưng 1/2 bài là kiến thức của hs lớp 7, và nhận xét con hổng ngữ pháp.
Tiếp đến bài thi nói, nhận xét nguyên văn của Res là: Con không có vốn từ các chủ đề: geography, biology, physics. Tại sao không nói hẳn là địa lý, sinh học, vật lý để bố mẹ đọc hiểu? Bắt 1 bạn hs lớp 4 phải có vốn từ TA về những chủ đề này, chẳng phải là quá đáng lắm sao?
Mình đọc mà ức phát khóc, cảm giác bao tâm huyết dạy dỗ của mình, bây giờ được 1 TT nổi tiếng nhận xét là: TA của con ở mức báo động, làm phụ huynh v hs hoang mang vô cùng.
Chị ấy khóc, vì lo cho con. Con khóc vì bị mẹ mắng, nghĩ mih kém cỏi. Mình cũng khóc, vì cảm thấy bị xúc phạm nặng nề. Bây giờ có nói thế nào, cũng chỉ lạc thanh minh mà thôi.
Lấy hết sức bình tĩnh, mih phân tích cho chị ấy thế này: Con là 1 trong 10 bạn được chọn, tức là lực học của con đã được cô giáo đánh giá cao đúng không chị ? Chị nhìn lại 10 câu ngữ pháp của con, thì đến 5 câu của hs lớp 7, con mới lớp 4, không làm được e nghĩ cũng dễ hiểu chị nhỉ? Các chủ đề nói về địa lý, sinh học, vật lý, theo chị nếu hỏi tiếng việt, con có trả lời được không ạ?
Chị ấy nghe và ồ lên rằng: chị có biết TA đâu cô, nên mới phải đến gặp cô đây. Con học với cô lâu rồi chị biết cô sát sao với con thế nào, nhưng hn họ đánh giá như vậy, chị choáng quá.
Mih tiếp: họ tư vấn cho chị khoá học trọn đời 100tr đúng k ?
Chị ấy tròn mắt lên: Sao cô biết? Nếu hn đóng luôn thì 110tr, vì là hs của trường nên được giảm giá, nhưng ngày mai thì con là hs tự do, HP là 125tr. Nếu anh chị không mang tiền có thể đặt cọc. Phải 1 nửa số PH hn đóng đặt cọc luôn e ạ.
Mình chỉ cười, vì đã quá thuộc bài của bọn này. Rồi chị ấy nghĩ 1 lúc, kết luận thế này: à chị hiểu rồi, họ phải nói con kém để c đóng tiền cho con học, chứ giỏi thì đời nào c đóng đúng không e?
May quá, là chị nhận ra, chứ không phải e nói c nhé hihi.
Cũng may là, đây là 1 PH lâu năm và hiểu chuyện, nên đã chia sẻ thẳng thắn và lắng nghe; giả sử là 1 PH không hiểu chuyện, thì có khi mình lại được cái tiếng là dạy chả ra gì 😊
Thế đấy các bạn ạ, ở cái thời đại mà PR marketing với đủ các chiêu trò lên ngôi, thì những GV chân chính như chúng mình, càng phải cố gắng hơn nữa, chứ biết làm sao giờ ? Res không chỉ đến 1 trường, mà bằng nhiều cách đã len lỏi vào khắp các trường, từ cấp 1- cấp 3. Cái giỏi của họ là bằng 1 bài quảng cáo bài bản v chuyên nghiệp đánh trúng tâm lý PH, họ có thể lôi kéo cả những gia đình tài chính còn chưa mạnh, nhưng sẵn sàng bỏ cả trăm triệu để mong con có 1 nền tảng TA "chuẩn", tức là chỉ có hs học ở đây mới chuẩn, còn học đâu cũng gặp các vấn đề rất cơ bản. Nhiều lúc tự hỏi, lương tâm nghề nghiệp của những con ngừoi đấy để đâu, khi lợi dụng lòng tin của rất nhiều PH, xúc phạm rất nhiều GV, nói là giẫm đạp lên người khác để kiếm tiền khéo cũng không sai.
Vậy nên, xin được nhắn nhủ đến Res, mong rằng các bạn sẽ đọc được. Mình không yêu cầu được các bạn dạy học bằng tâm, nhưng mình mong các bạn hãy kinh doanh có lương tâm.
Chưa hết, đã có nhiều phụ huynh phản ánh khi họ đưa con đi test ở trung tâm, thì các cháu bị chê khá nặng nề, từ vựng ít, phát âm sai, ngữ pháp kém... Điều đáng nói là các cháu đều xuất sắc hơn các bạn ở lớp, nghĩa là được chọn rồi mới đi thi, và đi thi có kết quả đáng kể mới nhận được tờ giấy học bổng và được trung tâm gọi đi test. Nhiều phụ huynh khá sốc và hoang mang khi lần đầu tiên nghe nhận xét về con mình như vậy. Và đi hỏi nhiều nơi, hỏi những người có chuyên môn tiếng Anh đã tiếp xúc với con thì mới biết, hóa ra các con phải làm những bài test vượt quá trình độ (ví dụ lớp 4 phải làm bài tương đương trình độ lớp 7), không chỉ quá trình độ tiếng Anh mà còn cả vượt quá cả khả năng nhận thức lứa tuổi. Thật dễ hiểu vì sao kết quả test con chỉ đạt được như vậy. Và kết quả đó đánh vào tâm lý lo sợ của phụ huynh, để dễ dàng đăng ký khóa học tại đó cho con.
Và khóa học đó là gì, là đóng hơn 100 triệu một lúc để con được học tại đó với cam kết học đến bao giờ IELTS đạt 7.0. Chưa nói đến việc một học sinh tiểu học thì khả năng nhận thức chưa phù hợp để học IETLS, đóng ngay một khoản tiền lớn như thế với một cam kết khá mơ hồ, lỡ học đến già mới đạt IELTS 7.0 thì sao? Cứ cho 10 năm là đạt được đi, tính ra bình quân mỗi năm chi phí học TA tầm 10 triệu nghĩ là rẻ, nhưng chất lượng trung tâm dạy có kiểm soát được không, 10 năm nữa trung tâm đó họ còn tồn tại không hay đã phá sản rồi. Một hình thức chiếm dụng vốn mà người đầu tư tự đưa mình vào thế bí, dựa vào cái kết quả test vô đạo đức kia và những lời hứa suông.
-------------------
FB Hoang Anh
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=10155987498149325&id=697054324
Chiều nay có 1 PHHS đến gặp mình. Con đã theo học ở lớp của mình được 3 năm nay, thuộc dạng học giỏi của 1 lớp nâng cao. Thế mà mẹ đến mếu máo, căng thẳng: "E ơi chị mất ngủ cả trưa nay, chỉ mong đến chiều để gặp em". Câu chuyện bắt đầu như sau:
Sáng nay chị đưa con đến trường thì khảo sát do TT Res tổ chức. Con là 1 trong 10 bạn học giỏi nhất lớp nên được cô chọn để đi thi. Cả mẹ và con đều háo hức, thế mà thi xong TT đó hỏi mẹ: Con đã được đi học TA bao giờ chưa chị? Chị bảo con học từ lớp 2. Res nhận xét: E tưởng con chưa được đi học bao giờ. Ngữ pháp kém, vốn từ ở mức cơ bản, phát âm sai.
Từng ấy câu nói làm mình đủ phát điên. Không thể nào có chuyện đấy, mình dạy thì mih biết học sinh của mình tn chứ. Chị đưa bài KT cho xem, 10 câu ngữ pháp, thì 5 câu có thì QK, HTHT v 1 số kiến thức lớp 7. Con chỉ làm đúng 5 câu, cũng là 5 câu con được học. Bài kiểm tra 1 hs lớp 4, nhưng 1/2 bài là kiến thức của hs lớp 7, và nhận xét con hổng ngữ pháp.
Tiếp đến bài thi nói, nhận xét nguyên văn của Res là: Con không có vốn từ các chủ đề: geography, biology, physics. Tại sao không nói hẳn là địa lý, sinh học, vật lý để bố mẹ đọc hiểu? Bắt 1 bạn hs lớp 4 phải có vốn từ TA về những chủ đề này, chẳng phải là quá đáng lắm sao?
Mình đọc mà ức phát khóc, cảm giác bao tâm huyết dạy dỗ của mình, bây giờ được 1 TT nổi tiếng nhận xét là: TA của con ở mức báo động, làm phụ huynh v hs hoang mang vô cùng.
Chị ấy khóc, vì lo cho con. Con khóc vì bị mẹ mắng, nghĩ mih kém cỏi. Mình cũng khóc, vì cảm thấy bị xúc phạm nặng nề. Bây giờ có nói thế nào, cũng chỉ lạc thanh minh mà thôi.
Lấy hết sức bình tĩnh, mih phân tích cho chị ấy thế này: Con là 1 trong 10 bạn được chọn, tức là lực học của con đã được cô giáo đánh giá cao đúng không chị ? Chị nhìn lại 10 câu ngữ pháp của con, thì đến 5 câu của hs lớp 7, con mới lớp 4, không làm được e nghĩ cũng dễ hiểu chị nhỉ? Các chủ đề nói về địa lý, sinh học, vật lý, theo chị nếu hỏi tiếng việt, con có trả lời được không ạ?
Chị ấy nghe và ồ lên rằng: chị có biết TA đâu cô, nên mới phải đến gặp cô đây. Con học với cô lâu rồi chị biết cô sát sao với con thế nào, nhưng hn họ đánh giá như vậy, chị choáng quá.
Mih tiếp: họ tư vấn cho chị khoá học trọn đời 100tr đúng k ?
Chị ấy tròn mắt lên: Sao cô biết? Nếu hn đóng luôn thì 110tr, vì là hs của trường nên được giảm giá, nhưng ngày mai thì con là hs tự do, HP là 125tr. Nếu anh chị không mang tiền có thể đặt cọc. Phải 1 nửa số PH hn đóng đặt cọc luôn e ạ.
Mình chỉ cười, vì đã quá thuộc bài của bọn này. Rồi chị ấy nghĩ 1 lúc, kết luận thế này: à chị hiểu rồi, họ phải nói con kém để c đóng tiền cho con học, chứ giỏi thì đời nào c đóng đúng không e?
May quá, là chị nhận ra, chứ không phải e nói c nhé hihi.
Cũng may là, đây là 1 PH lâu năm và hiểu chuyện, nên đã chia sẻ thẳng thắn và lắng nghe; giả sử là 1 PH không hiểu chuyện, thì có khi mình lại được cái tiếng là dạy chả ra gì 😊
Thế đấy các bạn ạ, ở cái thời đại mà PR marketing với đủ các chiêu trò lên ngôi, thì những GV chân chính như chúng mình, càng phải cố gắng hơn nữa, chứ biết làm sao giờ ? Res không chỉ đến 1 trường, mà bằng nhiều cách đã len lỏi vào khắp các trường, từ cấp 1- cấp 3. Cái giỏi của họ là bằng 1 bài quảng cáo bài bản v chuyên nghiệp đánh trúng tâm lý PH, họ có thể lôi kéo cả những gia đình tài chính còn chưa mạnh, nhưng sẵn sàng bỏ cả trăm triệu để mong con có 1 nền tảng TA "chuẩn", tức là chỉ có hs học ở đây mới chuẩn, còn học đâu cũng gặp các vấn đề rất cơ bản. Nhiều lúc tự hỏi, lương tâm nghề nghiệp của những con ngừoi đấy để đâu, khi lợi dụng lòng tin của rất nhiều PH, xúc phạm rất nhiều GV, nói là giẫm đạp lên người khác để kiếm tiền khéo cũng không sai.
Vậy nên, xin được nhắn nhủ đến Res, mong rằng các bạn sẽ đọc được. Mình không yêu cầu được các bạn dạy học bằng tâm, nhưng mình mong các bạn hãy kinh doanh có lương tâm.
Thursday, April 20, 2017
VÌ SAO MÌNH VIẾT BLOG
Thời gian gần đây, trí nhớ của mình suy giảm nhiều. Có nhiều sự kiện xảy ra trong quá khứ mà mình không hề nhớ gì cả, đến khi người thân gợi lại thì mới à, hóa ra đã từng như thế. Chị đồng nghiệp hỏi kinh nghiệm ăn dặm, mình quên hết đã từng cho con tháng này ăn gì, từ tinh đến thô như thế nào dù rằng xưa kia đã từng rất chăm chút cho con ăn dặm. Chị gái sắp sinh rồi cũng không nhớ cần chuẩn bị những đồ gì cho bé trước khi sinh, phải mở lại file excel xưa kia còn lưu. Rồi đôi lần search bài trên internet, mới đọc lại những comment của mình xưa kia, mới ồ hóa ra ngày xưa mình đã từng comment như này, đã từng nghĩ như này. Vậy là nảy ra ý muốn thôi thúc mình viết blog, lưu lại những kiến thức quý giá mình đã từng mất nhiều thời gian trăn trở, học hỏi, và biến nó thành kinh nghiệm của riêng mình, cũng là lưu lại hành trình nhận thức của mình đã biến đổi ra sao. Nhận lại nhiều từ người khác rồi, thì cũng đến lúc phải cho đi. Kiến thức đã nhiều người chia sẻ rồi, mình chia sẻ lại tiếp cho những người cần biết. Trước giờ mình vẫn ngại chia sẻ vì càng đọc nhiều, càng thấy hiểu biết của mình có hạn, càng muốn chờ đến khi mình thật giỏi rồi mới chia sẻ. Nhưng rồi khi bắt gặp những câu hỏi giản đơn của những người mới bắt đầu bước vào lĩnh vực ấy, mình mới nghĩ lại. Chia sẻ của mình hóa ra vẫn sẽ có ích cho một ai đó. Và thế là bắt tay vào viết thôi. Một bài viết công phu cũng tốn khá nhiều thời gian, ví dụ như mất nguyên 1 tiếng buổi trưa mới viết xong. Muốn viết hay thì còn phải thêm mình minh họa, lại càng cầu kỳ hơn nữa, nên đôi khi mình cũng ngại viết. Thỉnh thoảng lại phải tự ủn mình một tí, thôi cứ viết đi, cho mình và cho mọi người.
CAPTAIN HOOK - NHỮNG CHIA SẺ VỀ KINH DOANH
Khi bắt đầu topic này mình đã biết là sẽ bị soi về thu nhập 11 chữ số, và mình hoàn toàn thông cảm về điều đó:Smiling:. Cơm áo gạo tiền lúc nào cũng là nỗi lo lớn nhất của con người, nhất là trong thời lạm phát phi mã như hiện nay mà.
Thực ra định viết về chuyện này vào cuối topic, nhưng vì sự quan tâm lớn quá nên mình cho nó nhảy cóc lên đây. Hy vọng một vài bạn nào đó có thể bắt chước con đường của mình thì vui lắm.
Nói đến kinh doanh, có lẽ tất cả mọi người Việt nam đều nghĩ về bất động sản, vàng, chứng khoán và ngoại tệ. Điều đó đúng nhưng không đủ, mình cũng không kiếm tiền bằng cách ấy.
Nếu thường xuyên xem báo, các bạn có thể đọc được tin “hơn 80% hàng hóa trong siêu thị là hàng Việt nam sản xuất”, có lẽ đúng là như thế, nhưng mình biết chắc đến 90% nguyên liệu của các hàng Việt nam đó là nhập từ nước ngoài.
Sự phụ thuộc gần như hoàn toàn về nguyên liệu và tư liệu sản xuất vào nước ngoài giải thíchsố nhập siêu siêu lớn của Việt nam, năm 2010 đâu như là hơn 10 tỉ$. Chắc các bạn biết Chính phủ từng có ý định hạn chế nhập khẩu những hàng “xa xỉ” như ô-tô, điện thoại di động để giảm bớt nhập siêu, nhưng mình cho đó là vô tác dụng. Tổng kim ngạch nhập ôtô năm 2010 là 1 tỉ$, ĐTDD hình như cũng xêm xêm. Nếu cấm hẳn hai thứ đó thì nhập siêu cũng còn đến 8,9 tỉ.
Vấn đề thực ra không nằm ở hàng xa xỉ, mà ở nguyên liệu và máy móc, là những thứ Việt nam không nhập không được. Một đất nước có 3000km bờ biển mà đến muối ăn đủ chuẩn cũng nhập khẩu, hay vẫn tự hào là “nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới” nhưng đến 80% giống lúa lại mua từ Trung quốc. Đất nước như thế, không nhập siêu kinh niên mới lạ.
Với một nền kinh tế phụ thuộc đến 90%nguyên liệu vào nước ngoài, nếu bạn sản xuất được chỉ cần 0,0000001% giá trị số nguyên liệu đó trong nước với chất lượng tương đương, bán rẻ hơn nước ngoài chỉ cần vài phầm trăm, tiền bạn đã không biết để đâu cho hết rồi.
Thu nhập hơn 20tỉ/năm của mình thực ra là kết quả của sản xuất chỉ 2 nhóm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến với 6 sản phẩm, bí quyết công nghệ mua từ Đức và Séc, giá bán thấp hơn 8-10% so với thị trường thế giới. Mình không buôn bán vàng, cổ phiếu hay chứng khoán, nhà cửa thì thỉnh thoảng làm cho vui nhưng cũng không ham.
Viết thề này có hơi lan man, nhưng quả thực mình rất muốn bạn Dr.K hay các bạn trai khác vào topic, quan tâm đến thu nhập 11 chữ số của mình thì đọc kỹ bài này và nghiêm túc quan tâm đến gợi ý: hãy cố kiếm tiền rồi đầu tư vào sản xuất, bởi nếu đầu tư thành công bạn không chỉ sẽ kiếm được nhiều tiền hơn mà còn giúp nhiều người khác có công ăn việc làm, và làm ra giá trị cho xã hội. Người Việt nam đang sục sôi vì bất động sản, vàng, chúng khoán, đô-la, tất cả những thứ đó đều KHÔNG LÀM RA GIÁ TRỊ. Căn nguyên nhập siêu của Việt nam chính là ở chỗ đó.
Trước đây mình rất tham việc, thượng vàng hạ cám cái gì cũng muốn can thiệp. Năm 2007 bị một trận sốt virus nặng, đang nằm giường bệnh truyền dịch mà đến cái bệ xí công nhân dùng loại gì cũng bị hỏi. Sau khi khỏi ốm mình thay đổi, tìm người có trình độ, thoả thuận lương thưởng thỏa đáng rồi giao quyền điều hành, ràng buộc thêm bằng hợp đồng chia cổ phần tương lai. Bây giờ mình chỉ còn 80% sở hữu cty (sang năm sẽ giảm xuống 70%) nhưng bù lại mỗi ngày chỉ phải làm việc chừng 6 tiếng mà công việc vẫn chạy tốt, vì những quản lý trẻ “máu mê” công việc và tiền bạc hơn, thứ mà đối với mình đã không còn nhiều ý nghĩa lắm.
-------------------------Quay lại chủ đề chính hôm nay, mình muốn bàn về câu hỏi của bạn kochino: về câu “nghèo thì lâu, giàu mấy chốc”.
Đây là một câu tổng kết rất chính xác. Nếu bạn đọc lại một bài viết trước, mình đã kể là sau thời gian đầu rất khó khăn, đến năm 1999 tự nhiên doanh thu của mình tăng vọt và chỉ sau 1 năm mình không những trả hết nợ mà còn mua được nhà và sắm một số vật dụng lớn. Bản chất của chuyện đó không phải là sự may mắn, mà là một đặc tính mà mình tạm gọi là SỰ BẤT TIỆM TIẾN của các quá trình kinh doanh.
Thế nào là sự bất tiệm tiến? Đó có nghĩa là trong hầu hết trường hợp, mặc dù bạn có ý tưởng đúng, chuẩn bị và tổ chức tốt, việc kinh doanh cũng không bao giờ “tăng dần đều” mà thường có một thời gian dài đi theo đường ngang, không ổn định và thu không bù chi. Phải sau một thời gian nhất định, khi thị trường đủ “ngấm” hàng hóa của bạn thì đến một lúc nào đó, tự nhiên sẽ có một bước nhảy vọt của nhu cầu, và bạn sẽ chứng kiến một sự phát triển vượt bậc về doanh thu và lợi nhuận. Cái gọi là “giàu mấy chốc” chính là như vậy.
Quãng thời gian từ khi bắt đầu đến lúc đạt bước nhảy vọt lúc nào cũng là quãng thời gian rất khó khăn, kể cả với những nhà kinh doanh dày dạn. Bạn sẽ thấy những kế hoạch mình đề ra lúc đầu đều sai bét, sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt tài chính triền miên, trong khi tương lai lại hoàn toàn bất định. Quãng thời gian này chính là thước đo sự sáng suốt, nghị lực, tài tháo vát và độ “liều” cũng như độ “lì lợm” của bạn. Nếu có thể vượt qua sự trì trệ ban đầu, kiên trì đưa kinh doanh đến bước nhảy vọt, thì không những bạn sẽ được nếm trái ngọt của thành công mà tôi còn dám chắc 100%, bạn sẽ trưởng thành vượt bậc.Tuy nhiên, cũng có một tin buồn là cái “thời điểm nhảy vọt” ấy bao giờ thì đến, thậm chí liệu có đến hay không, không ai có thể dự đoán cũng như tính trước được. Nhiều khi đó chỉ thuần túy là dự cảm và niềm tin sắt đá vào chính mình, mỗi người kinh doanh đều phải có dự cảm và niềm tin như vậy thì ít nhất mới có hy vọng thành công.
--------------------------------Quay lại chủ đề mình đang nói, kinh doanh. Một số bạn muốn biết mình khởi nghiệp như thế nào, lấy vốn ở đâu. Thực ra mình may mắn hơn nhiều người vì được gửi đi học nước ngoài, sau 5 năm về nước mình có được một vốn kiến thức rất có ích, một ý tưởng kinh doanh, và tích cóp được gần 6.000$. Mình phải vay mấy người họ hàng thêm 6.000$ nữa với lãi suất 2,5% một tháng mới đủ cho chuyến hàng đầu tiên.
Lúc đó mình chưa có công ty riêng, phải thuê một công ty khác nhập khẩu và xử lý hóa đơn hộ. Khi hàng về, vì không có tiền nên mình phải kiêm tất cả các công việc: giám đốc, kế toán nội bộ, tiếp thị, bán hàng và bốc vác. Có lần trời mưa ngập kho, mình phải tự tay chuyển gấp gần 10 tấn hàng từ chỗ thấp lên chỗ cao, xong việc bị lên 1 cơn co giật vì quá sức, may mà sau đó cũng tự khỏi.
Hai năm 96,97 là hai năm địa ngục đối với mình, nỗi vất vả về làm việc đã lớn, nhưng còn chưa thấm vào đâu so với sự căng thẳng về tài chính. Mình luôn sống trong cảnh giật gấu vá vai, lấy món vay này bù vào chỗ nợ khác. Có những lúc chỉ cần 150 ngàn đồng trả lãi một khoản 5 triệu vay nóng mà cũng không biết làm sao kiếm ra, phải làm một việc kinh khủng là đem cắm bằng tốt nghiệp. Vậy mà không hiểu tại sao ngay trong những lúc đen tối nhất mình vẫn không bao giờ nghĩ mình sẽ thất bại, chỉ lẳng lặng tự đi cho tới cùng, không kêu ca than vãn với ai, kể cả với bố mẹ.
Năm 96 coi như tập sự, năm 97 doanh thu có khá hơn chút ít nhưng thu vẫn xa xa mới đủ bù chi, cả bố mình cũng mấy lần khuyên mình nên thôi nhưng mình không bỏ cuộc. Năm 98 tình hình bắt đầu sáng sủa hơn, đến năm 99, đột nhiên nhu cầu về sản phẩm của mình tăng lên, doanh thu gấp đến 6 lần năm trước, đã thấy dấu hiệu của sự thành công.
Mỗi người kinh doanh, khi thành công đều ít nhiều có một ân nhân, ân nhân của mình chính là vị đại diện khu vực của công ty cung cấp. Suốt hai năm 97,98, mặc dù biết mình không đủ năng lực tài chính nhưng ông vẫn không bác bỏ tư cách đại lý của mình, và năm 99 ông lại lấy tư cách cá nhân bảo lãnh cho mình được mua hàng trả chậm từ công ty mẹ. Chính nhờ có bảo lãnh trả chậm mà hàng về kịp thời, và mình mới không nhỡ cơ hội khi thị trường bùng nổ.
Những năm ấy, tài sản cá nhân duy nhất của mình là chiến Cub 81 bố mẹ mua cho khi về nước, chiếc xe đã cùng mình đi hết tất cả khốn khó đến thành công sau này. Bây giờ chiếc Cub 81 vẫn ở trong nhà mình, trong một góc kín đáo nhưng trang trọng. Thỉnh thoảng buổi tối mình vẫn ra ngồi cạnh, im lặng đặt tay lên yên, lần nào cũng thấy một cảm giác rất khó nói từ chiếc xe truyền sang, cảm giác như với một người tri kỷ.
---------------
Năm 2003 là năm bước ngoặt đối với mình. Trước đó mình chỉ làm thương mại, nói đúng hơn là làm đại lý độc quyền cho một công ty lớn của châu Âu. Mình là người khai phá thị trường cho công ty đó tại Việt nam, đổi lại thì trong một thời gian, công ty đó cho mình toàn quyền thương mại: hàng hoá, giá cả, marketing, thị trường… cứ thế cho đến năm 2002.
Những bạn đã có kinh nghiệm trong ngành phân phối hàng hóa có lẽ đều biết, các công ty lớn của Âu Mỹ khi thâm nhập thị trường thường dùng các công ty bản địa để dọn đường. Họ chọn một nhà phân phối, đặt giá tương đối thấp và thực hiện việc giám sát vòng ngoài. Đến khi doanh thu tại chỗ lên đủ cao thì nhà sản xuất sẽ nhảy vào cuộc, trực tiếp nắm lấy quyền kinh doanh và cắt đứt nhà phân phối bản địa, hoặc sẽ nâng giá bán và biến nhà phân phối thành một dạng như người khuân vác cao cấp, với lãi suất phân phối chỉ chừng 4-5%.
Kịch bản tương tự đã xảy ra với mình năm 2003. Năm 2002, vị đại diện khu vực ân nhân của mình hết nhiệm kỳ về nước (và về hưu luôn), tay đại diện mới sang chỉ hơn mình 4 tuổi, đúng kiểu người kinh doanh hiện đại: nhanh nhẹn, quyết đoán và lạnh lùng. 4 tháng sau khi nhậm chức hắn hẹn gặp mình, thông báo “từ sang năm bọn tao sẽ nắm các quyền quản lý chiến lược, marketing và bán hàng. Việc của chúng mày là nhận đơn hàng, chở hàng đến và thu tiền. Lợi nhuận sẽ là 4,5%, miễn thương lượng!”
Mình không quá bất ngờ vì đã phần nào đoán trước được chuyện đó. Tất nhiên không bao giờ mình có ý định làm phu khuân vác, nên mới bắt tay ngay vào nghiên cứu ý tưởng sản xuất đang hình thành trong đầu.
Ý tưởng đó tới một cách khá tình cờ. Đầu năm 2003 mình đến thăm chị khách hàng ở khu chợ Bình tây, đang nói chuyện thì một người vào hỏi một loại nguyên liệu, chị nói hết rồi. Mấy phút sau lại có người gọi điện thoại hỏi đúng thứ đó, chị mới than vãn với anh chồng “dạo này đứt hàng nhiều quá, nghe khách hỏi mà rầu hết cả ruột”. Mình ngồi đó chỉ thuận miệng hỏi “cái này Việt nam không ai làm hả chị?”
Chị khách hàng lắc đầu ngay: “Có người Hoa thử rồi nhưng khó quá không làm nổi. Chú mà làm được, chị bao tiêu ngay 100%!” Trở về nhà mình bắt đầu nghiên cứu, theo lý thuyết thì loại nguyên liệu đó không quá phức tạp, nhưng thiết bị đắt tiền và cần một số bí quyết sản xuất nên Việt nam vẫn phải nhập khẩu hoàn toàn.
Sau khi nghe thông báo của tay đại diện, mình mới dốc sức tìm kiếm, huy động tất cả các người quen ở Mỹ, Nhật và châu Âu để tìm nguồn chuyển giao công nghệ. Cuối cùng may mắn đã tới từ nơi ít hy vọng nhất là cậu bạn Hà lan cùng học hồi đại học, bạn của bố cậu ta chính là một chuyên gia về lĩnh vực này, hay nhất là ông ta đã về hưu và không có ràng buộc với công ty nào nữa.
Vậy là phần khó nhất đã giải quyết xong, đến khâu xây dựng và thiết bị. Đến đây mình mắc phải một sai lầm lớn là gọi người góp vốn, nhưng người đó lại là bạn bè.
Đó là hai anh em bạn cùng học với mình hồi phổ thông. Ngoài việc gánh đỡ về tài chính, còn có lý do là người em rất giỏi tiếng Trung. Vì thiết bị châu Âu quá đắt nên sau khi tham khảo chuyên gia, mình quyết định mua chừng 1/3 dây chuyền từ Trung quốc, mình cần người giỏi tiếng Trung là như vậy.
Hết năm 2003 mình kết thúc luôn hợp đồng phân phối, tập trung vào nhà xưởng, và đến mùa hè 2004 thì mẻ sản phẩm đầu tiên ra đời. Vị chuyên gia ở nhà máy 1 tháng, dạy hết các bài rồi về nước. Ngay sau đó thì chuyện xấu bắt đầu xảy ra: mặc dù đã vận dụng hết các bí quyết được học, gọi điện tham khảo đủ các cách mà sản phẩm ra cứ lúc được lúc không. Không những hàng bị trả về, mình còn nhận đủ mọi lời mắng chửi của khách, và điều kinh khủng nhất là không hiểu tại sao lại như vậy.
Ban đầu mình nghi vị chuyên gia giấu bài, nhưng khi nói chuyện đó ra ông ấy gạt ngay: “không dạy chúng mày thì tao cũng mang theo bí quyết xuống mồ, giấu để làm gì chứ?” Mình chuyển sang kiểm tra các quy trình vận hành, cũng không phải, vì công nhân mình tuyển cẩn thận, trả lương tốt, làm việc rất nghiêm túc. Nhưng cũng từ kiểm tra vận hành mà mình phát hiện ra một việc khác: thiết bị Trung quốc có vấn đề.
Mình thuê người kiểm định lại, đúng là hàng Trung quốc bị ăn cắp chất lượng. Sự ăn cắp này rất tinh vi, dường như cty Trung quốc biết trước máy móc sẽ hoạt động chính xác trong điều kiện nào để sản xuất những linh kiện chịu đựng quá điều kiện đó một chút. Có điều vì khí hậu nóng ẩm và điện áp không chuẩn ở Việt nam nên điều kiện công tác của máy không hoàn toàn giống như xác định của chuyên gia, lúc đó thiết bị Trung quốc mới lộ ra chuyện bị ăn cắp chất lượng.
Quá trình chuẩn bị, chỉ có ba người là mình và hai anh em đó biết về công thức sản xuất, người em lại phụ trách thương lượng mua thiết bị Trung quốc. Chắp nối lại các sự kiện, mình mới bàng hoàng khi nhận ra một điều: mình đã bị qua mặt, bị tham những một cách trắng trợn.
Lấy một ví dụ cho các bạn dễ hiểu: mình đặt một van chịu được 350 độ nhưng người em biết sản xuất chỉ cần 250 độ, thế là hắn ta nói với nhà máy Trung quốc chỉ lấy van chịu được 280 độ nhưng vẫn làm hồ sơ kỹ thuật và tính giá bằng van 350 độ. Số tiền chênh lệch giữa hai loại van, cty Trung quốc sẽ trả lại bằng tiền mặt cho người em coi như “phí môi giới”. Nếu như những điều kiện sản xuất ở Việt nam mà chuẩn như ở châu Âu thì có lẽ còn lâu mình mới phát hiện ra.
Không phải mình không biết nhìn người, nhưng đã để tình bạn từ thửa hàn vi làm mờ mắt. Mình đã tin tưởng hai anh em họ vô điều kiện, thậm chí khi hàng hỏng bị trả về mình đã nói “nếu thất bại, tớ sẽ bảo toàn vốn góp cho các cậu, đừng lo.” Thế mà họ đã đối xử với mình như vậy.
Cuộc gặp với hai anh em sau đó là một trong những cuộc nói chuyện khó khăn và nặng nề nhất trong đời mình. Cuối cùng hai bên đồng ý rằng mình sẽ bỏ ra 70% số tiền góp vốn của hai anh em để lấy lại toàn bộ cổ phần, và coi như chấm dứt quan hệ. Mình còn lại nhà máy với một dây chuyền sản xuất không đú tiêu chuẩn, một kho hàng kém chất lượng và một tài khoản rỗng tuếch.
Có lẽ trong tất cả tình huống hết hy vọng, con người ta cuối cùng cũng tìm về gia đình. Mình phải xin bố mẹ bán đi ngôi nhà đang ở, dọn vào một căn hộ chung cư cũ kỹ để lấy tiền tái thiết nhà máy. Trong lần này, vị chuyện gia già lại trở thành ân nhân khi tìm được cho mình một số thiết bị cũ nhưng còn tốt của Đức, và tình nguyện sang lần thứ hai, chỉ ở nhà nghỉ 200.000 đồng một ngày, lăn lộn với mình và công nhân suốt 2 tháng cho đến khi nhà máy hoạt động ổn định.
Suốt một thời gian dài, đầu mình luôn ở trạng thái căng như dây đàn. Sau khi nhà máy cho ra được mẻ sản phẩm đạt chuẩn thứ bảy không cần đến chuyên gia, nghĩa là đã coi như thành công, lúc đó mình mới gục xuống ngủ một mạch liền 40 tiếng. Mẹ mình sợ quá phải gọi bác sĩ, ông chú bán sĩ chỉ cười “cứ cho nó ngủ chán nó khắc dậy!”
Mình còn phải mất rất nhiều công để thuyết phục các bạn hàng tin lại vào sản phẩm của mình, nhưng khi đã gây dựng được lòng tin thì doanh thu tăng rất nhanh. Sản phẩm của mình thuần túy là kỹ thuật, không có một chút quan hệ hay chính trị nên thu nhập của mình nghiêm túc và sạch hoàn toàn.
------------------------------Trong topic cách đây hơn 3 năm “Cuối cùng mình cũng lấy được vợ”, tôi từng hứa sẽ viết nhiều hơn về kinh doanh cho các bạn có quan tâm. Lời hứa đó đến nay tôi vẫn chưa thực hiện được, một phần vì bận chuyện gia đình, nhưng chủ yếu là vì hai lý do sau đây:
Thứ nhất, đời sống kinh tế Việt nam trong mấy năm vừa qua đã trải qua một cuộc xáo trộn lớn. Chắc các bạn cũng thấy, tất cả mọi chuyện liên quan đến tiền, hàng hiện nay đều không giống với năm 2011, và càng khác với năm 2008. Vì tình hình đó, tôi muốn chờ những xu hướng mới của nền kinh tế tương đối ổn định mới bắt tay vào quan sát và viết, bởi tôi không muốn những thứ tôi viết ra có thể là lạc lõng và không hợp thời.
Thứ hai, và là lý do chính, topic này của tôi có tên là “Chia sẻ về kinh doanh”, có nghĩa là tôi có thể nghĩ gì viết nấy, miễn là thật. Quả thực cách đây 2 năm tôi đã có ý định làm như vậy, nhưng sau khi viết được gần 1 trang tôi thấy làm như thế không ổn. Bởi kinh doanh là một công việc rất có tính hệ thống, nên nếu tôi viết quá ngẫu nhiên và tản mạn thì rất có thể sẽ gây hiểu lầm và mang lại kết quả tiêu cực nhiều hơn tích cực. Vì thế tôi đã dừng lại và dành thời gian cho việc suy nghĩ và sắp xếp ý tưởng, cố gắng cho những gì viết ra là thật sự rõ ràng và có ích cho những bạn có ý khởi nghiệp hoặc đang bắt đầu con đường tự kiếm tiền của mình. Hy vọng những chia sẻ chân thành và thiện ý của một người đi trước có thể giúp một số bạn nhìn rõ hơn vấn đề hoặc bớt được một vài đoạn vòng trong công việc.
Topic này là những suy nghĩ và quan điểm riêng có được từ trải nghiệm và chính công việc kinh doanh của tôi, không tham khảo hay copy bất cứ một nguồn nào khác. Nếu thấy những gì tôi viết mâu thuẫn với sách vở hoặc suy nghĩ của các bạn thì cũng không nên ngạc nhiên, bởi thực tế là có nhiều kiểu kinh doanh và cách của tôi chỉ là một trong số đó (nhưng tôi chắc chắn là một cách không tồi).
----------------------------Bài mở đầu của tôi có thể làm các bạn bất ngờ, bởi tôi biết rất nhiều bạn (kể cả những người đã kinh doanh lâu năm) chưa bao giờ suy nghĩ nghiêm túc về “các kiểu kiếm tiền”. Trong quan niệm của họ, chỉ cần mua được rẻ hơn và bán được đắt hơn thì chính là kinh doanh. Và nếu thực hiện được vài ba lần mua bán như vậy, bạn đã trở thành một nhà kinh doanh thật sự.
Thực tế thì tại các nước phát triển người ta không phân biệt quá nhiều về các kiểu kiếm tiền. Tại các nước đó, nền kinh tế có căn cơ sâu và vận hành tương đối có quy củ, và nếu bạn có thể kiếm ra tiền bất kể bằng cách nào thì công việc của bạn cũng sẽ nhanh chóng được điều tiết bởi môi trường kinh doanh và pháp luật, khiến cho nó dần dần mang tính hợp pháp và lâu dài. Việt nam thì lại khác, nền kinh tế đang ở trong giai đoạn tư bản sơ khai và bị chi phối nhiều bởi các yếu tố tế nhị nên sự kiếm tiền ở Việt nam rất ít được điều tiết một cách đúng đắn và lành mạnh, mà biểu hiện đỉnh cao là cơn sốt đất chút nữa dẫn đến tình trạng toàn dân phá sản những năm 2007-2011. Chính vì thế tôi thấy mình cần mở đầu bằng bài viết này để cung cấp cho các bạn một cái nhìn chi tiết (và tỉnh táo) hơn về các cách kiếm tiền, và cũng để giới hạn phạm vi quan điểm của tôi trong kinh doanh thật sự.
Như tôi đã viết và các bạn cũng thấy, người ta có nhiều cách để kiếm ra tiền, và vì vậy cũng có nhiều cách để phân loại sự kiếm tiền. Đối với tôi, cách có ích nhất là phân biệt giữa đầu cơ, đánh quả, và kinh doanh đúng nghĩa.
1. ĐẦU CƠ:
Hiểu một cách đơn giản, đầu cơ là sự mua bán nhằm vào lợi nhuận sinh ra DO THỜI GIAN. Ví dụ ai cũng biết rằng thóc gạo thay đổi theo vụ lúa; bạn bỏ tiền mua 10 tấn lúa vừa gặt xong, chờ vài tháng đến trước vụ gặt mới (lúc giá lúa lên cao nhất) và bán lại ăn chênh lệch, thế là bạn đã thực hiện một hành động đầu cơ. Hoặc thấy vàng hôm nay hạ giá, bạn mua vài ba cây đợi khi vàng lên mang ra tiệm bán lại. Đó chính là một cuộc đầu cơ mẫu mực.
Đầu cơ là nhằm vào sự chênh lệch giá do thời gian. Bạn không cần phải là một người kinh doanh chuyên nghiệp mà chỉ cần mua lẻ - chờ một thời gian - rồi bán lẻ, cũng có thể thu được lợi nhuận. Chính vì thế nên hầu như ai cũng có thể tham gia đầu cơ, và thực tế là người Việt nam đầu cơ rất nhiều, từ vàng đến USD và đặc biệt là đất.
Đầu cơ có ảnh hưởng gì đến nền kinh tế? Xét trên quan điểm kinh tế thì đặc điểm tiêu cực nhất của đầu cơ là khi người ta bỏ tiền ra mua một sản phẩm thì sản phẩm đó BỊ RÚT RA KHỎI LƯU THÔNG và không phục vụ một mục đích kinh tế cụ thể nào. Tình hình sẽ trở nên tồi tệ khi nhiều người tham gia đầu cơ, lúc đó sẽ có nhiều sản phẩm được mua nhưng lại không được quay vòng và rất dễ tạo ra một NHU CẦU ẢO, tức là người ta tưởng nhầm là các sản phẩm đó đã được tiêu thụ nhưng thực tế là không như vậy, chúng chỉ được rút ra khỏi lưu thông để chờ thời quay lại thị trường. Khi những người đầu cơ đồng loạt tìm cách bán ra để thu lợi nhuận hoặc thu tiền, thị trường sẽ xáo trộn hoặc thậm chí sụp đổ vì cung vượt quá cầu.
Tôi sẽ không đi sâu hơn vào khái niệm này mà chỉ muốn các bạn hiểu một cách rõ ràng thế nào là đầu cơ và những hệ quả tiêu cực nó có thể gây ra cho nền kinh tế nói chung và cho chính bạn. Tuy nhiên như tôi đã nói, đầu cơ dù tiêu cực nhiều hơn tích cực nhưng nếu vận dụng một cách tỉnh táo, nó vẫn là một cách kiếm tiền tốt, đặc biệt khi được kết hợp một cách hợp lý với kinh doanh thường xuyên.
2. ĐÁNH QUẢ
Tôi đã phân vân khá nhiều vì cái tên “Đánh quả” có vẻ quá thông tục, nhưng rốt cuộc tôi phải dùng nó vì đó có vẻ là hình dung tốt nhất cho cách kiếm tiền này.
Theo quan điểm của tôi, “Đánh quả” là một hành động mua bán đơn nhất, khi bạn – bằng cách nào đó – có thể mua được một món hàng dưới giá trị và sau đó bán lại bằng giá trị của nó. Những “cách nào đó” như tôi viết ở trên có thể là: a) Bạn có một quan hệ đặc biệt, b) Bạn có một nguồn thông tin đặc biệt, và c) Bạn có một sự nhạy bén đặc biệt để nhận ra sự chênh lệch giá nhất thời của một sản phẩm nào đó ở hai không gian khác nhau và thực hiện việc mua bán để kiếm lợi nhuận (cũng là nhất thời).
Tôi sẽ minh hoạ bằng các ví dụ cho các bạn dễ hình dung:
a)Quan hệ đặc biệt: Có một mảnh đất kẹt, bình thường giá 50 triệu/m2 nhưng người chủ chỉ bán 20 triệu/m2 do không làm được giấy tờ. Nếu bạn có đủ quan hệ và biết cách vận dụng, bạn có thể mua mảnh đất đó, làm giấy tờ cho nó và bán đi thu lợi nhuận.
b)Nguồn thông tin đặc biệt: những ví dụ về cách này rất nhiều và dễ hình dung, tôi sẽ không nêu ra thêm.
c)Đây là trường hợp thú vị nhất, bởi có một số người có giác quan đặc biệt thính nhạy về việc chênh lệch giá. Tôi có một anh bạn chuyên lướt sóng đất đai, và trường hợp tiêu biểu nhất là có một mảnh đất anh ấy mua đi bán lại đúng 4 lần, lần nào cũng thu lãi kha khá.
Trong đời sống kinh tế luôn có một không gian nhất định cho sự đánh quả và đầu cơ (kể cả ở các nước phát triển). Tuy nhiên các bạn nên thấy rằng đặc điểm lớn nhất của đánh quả là TÍNH ĐƠN NHẤT của nó. Một quan hệ đặc biệt hoặc một tình hình đặc biệt nói chung là khó tồn tại lâu dài hoặc lặp đi lặp lại, đó là lý do tôi dùng chữ “đánh quả” để chỉ cách kiếm tiền này.
Đầu cơ và đánh quả là hai cách kiếm tiền đặc biệt và đang khá phổ biến ở Việt nam. Điều hơi đáng buồn là chúng phổ biến đến mức có xu hướng lấn át sự kinh doanh chân chính. Hình dung từ mà xã hội đang dùng “làm ăn chộp giật” thực ra không có gì khác là mang tâm lý đánh quả đi thực hiện các thương vụ có tính chất lâu dài. Tôi sẽ không đi sâu phân tích hiện tượng này bởi nó sẽ tế nhị và có nhiều động chạm, cái tôi tập trung vào là kinh doanh trong phần sau.
Mặc dù vậy, tôi nêu ra bản chất và các hạn chế của đầu cớ và đánh quả không phải có ý khuyên các bạn tránh xa mà ngược lại, quan điểm của tôi là nếu có cơ hội, hãy không ngần ngại kiếm tiền bằng đầu cơ và đánh quả. Có điều bạn hãy tỉnh táo để nhận ra đâu là giới hạn và dừng lại đúng lúc, vì cả đầu cơ và đánh quả đều không thể thực hiện được lâu dài.
Muốn kiếm tiền một cách bền vững, có bài bản và xây dựng được sự nghiệp, bạn phải đầu tư vào cách kiếm tiền thứ ba: kinh doanh. Trong phần sau tôi sẽ bàn kỹ hơn về cách kiếm tiền này vì đó cũng chính là ý đồ của tôi khi mở topic.
3. KINH DOANH
Theo định nghĩa của tôi, kinh doanh là hành động tham gia trực tiếp vào đời sống kinh tế bằng cách tạo ra một sản phẩm (có thể hữu hình hoặc vô hình) nhằm thoả mãn một nhu cầu có thật và bền vững của xã hội. Tuỳ vào tính chất sản phẩm và cách thức bạn tham gia vào guồng máy kinh tế đang vận hành, bạn sẽ nhận được phần tương ứng của mình. Đó chính là phần lợi nhuận tổng mà kinh doannh mang lại (tất nhiên sau đó bạn phải trừ đi các chi phí, phần còn lại mới là lợi nhuận đích thực của bạn).
Như vậy, để được gọi là kinh doanh thì công việc của bạn phải thoả mãn hai điều kiện:
Một là bạn phải TẠO RA MỘT SẢn PHẨM. Sản phẩm này có thể là hữu hình như chiếc pizza, cũng có thể là vô hình như một dịch vụ (giặt là chẳng hạn). Nên chú ý là khi mở một cửa hàng tạp hoá thì sản phẩm của bạn không phải là bánh xà phòng hay gói bimbim mà chính là cái dịch vụ bán lẻ mà bạn đang thực hiện. Bằng việc tham gia vào chuỗi phân phối xã hội, bạn đã có chỗ đứng trong guồng máy kinh tế và được quyền nhận lại phần của mình, chính là lợi nhuận khi mua các sản phẩm từ nhà phân phối bằng giá bán buôn và bán lại bằng giá bán lẻ.
Có nhiều kiểu kinh doanh mà sản phẩm của bạn là sự kết hợp của cả hữu hình và vô hình. Dịch vụ ăn uống là một ví dụ, khi bạn mở một quán phở, sản phẩm của bạn là sự kết hợp cả hữu hình (bát phở do bạn trực tiếp làm ra) và vô hình (không gian quán, cách thức và thái độ phục vụ). Nếu muốn kinh doanh có bài bản, một điều không thể thiếu là bạn phải định nghĩa được sản phẩm của mình, xác định chiến lược sản phẩm (cả hữu hình và vô hình) một cách hợp lý nhất và duy trì chiến lược một cách vừa bền vững vừa linh hoạt. Đó sẽ là chủ đề của một bài viết riêng.
Đặc điểm không thể thiếu thứ hai của kinh doanh là bạn phải HƯỚNG TỚI CÁC NHU CẦU CÓ THẬT VÀ BỀN VỮNG. Đây là đặc điểm rất quan trọng vì nó quyết định sự lâu bền và vững chắc của việc kinh doanh của bạn. Dựa trên tính chất “có thật và bền vững” của nhu cầu mà bạn mới có thể lập ra tổ chức (doanh nghiệp) xây dựng các chiến lược, sách lược và kế hoạch phát triển. Đây cũng chính là phần trọng tâm tôi sẽ tập trung chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm và nhận định với các bạn, bao gồm:
1.Ý tưởng kinh doanh
2.Xác định sản phẩm và hình thức kinh doanh
3.Vốn và đầu vào
4.Tạo ra sản phẩm
5.Bán hàng
6.Thu tiền
7.Chiến lược nhân sự
8.Chiến lược gọi vốn – gọi người cộng tác
9.Bảo vệ và bảo hiểm kinh doanh
10.Quản lý tài chính
11.Tâm thế kinh doanh
Những phân mục này tôi sẽ chia sẻ dần với các bạn trong những bài viết sau. Tuy nhiên các bạn cũng phải thể tất rằng tôi không thể viết đều đặn theo thời khoá biểu được vì thời gian có hạn, hơn nữa các nội dung trên đều là các chủ đề rất khó mà tôi lại không có thói quen viết qua loa.
Một điều cũng phải nói rõ là giữa đầu cơ, đánh quả và kinh doanh có gì mâu thuẫn không? Theo tôi là vừa có vừa không. Ba kiểu kiếm tiền trên có khác nhau về bản chất nhưng luôn luôn đan xen và xuất hiện cùng nhau. Đặc biệt với người kinh doanh, ngay trong công việc thường ngày của mình cũng vẫn hay có cơ hội đầu cơ hoặc đánh quả. Việc nhìn ra và kết hợp các cơ hội sẽ làm cho sự kiếm tiền của bạn có kết quả hơn.
----------------- II. NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI KINH DOANH HAY ĐÂU LÀ ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA MỘT NHÀ KINH DOANH THÀNH CÔNG VÀ MỘT NHÀ NGHIÊN CỨU KINH TẾ GIỎI
Em gái tôi có một cậu bạn học rất giỏi, làm tiến sĩ kinh tế ở Úc, sau đó về Việt nam giảng dạy và nhanh chóng gây dựng được danh tiếng. Ngoài dạy ở trường, cậu ta hay được mời đào tạo cho các công ty lớn và trường dạy doanh nhân, riêng thu nhập từ việc đi dạy và viết bài đã đủ để mua nhà mua xe và có một khoảnh tích luỹ kha khá.
Năm 33 tuổi cậu ta lấy vợ (cũng muộn gần như tôi!). Gia đình nhà vợ tương đối khá giả, rất hãnh diện vì anh con rể tài giỏi và cổ vũ cậu bạn tôi ra ngoài tự kinh doanh, cái lý của ông bố vợ cậu ta lúc ấy là “nó dạy được giám đốc thì thừa sức làm giám đốc”. Cậu bạn em tôi xin nghỉ không lương ở trường, ra ngoài lập công ty và sau gần 3 năm thì đốt sạch số tiền tiết kiệm của mình thêm một khoản không nhỏ của nhà vợ, cuối cùng cậu ta quay lại trường và bây giờ thì đã yên tâm giảng dạy. Thật may là hai vợ chồng vẫn rất hạnh phúc.
Trường hợp cậu bạn em tôi ở trên là một trong số rất nhiều minh chứng cho sự thật là, kiến thức kinh tế dù sâu dày đến mấy cũng hoàn toàn không phải là đảm bảo cho kinh doanh thành công. Ở chiều ngược lại chúng ta cũng có thể thấy không ít người, mặc dù không được đào tạo bài bản về kinh tế nhưng lại là những nhà kinh doanh đại tài. Đặc biệt ở vùng Đại Trung Hoa (Trung Quốc, Hồng Kông, Đài loan) và cả Hàn Quốc, phần lớn các nhà kinh doanh thế hệ trước đều không có điều kiện học hành tử tế, trong đó không ít người thậm chí không học hết phổ thông. Những hạn chế đó không ngăn cản họ trở thành các doanh nhân vĩ đại sau này với các công ty nổi tiếng như Huttchinson (Li Ka Shing), Foxconn (Terry Gou), kể cả Hyundai và Samsung cũng vậy.
Nếu lấy cả các nhà kinh doanh trí thức (như phần lớn các công ty phương Tây ngày nay) ra xem xét thì cũng luôn luôn có một câu hỏi: cho dù các doanh nhân đó là cử nhân, thạc sĩ hay thậm chí tiến sĩ thì cũng có vô số cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ khác cũng giỏi như họ và cũng ôm mộng giàu sang không kém họ, tại sao chỉ có một số ít người thành công? Rõ ràng, ngoài kiến thức ra còn có một điều gì đó rất quan trọng với sự thành công của các doanh nhân mà nếu thiếu nó, kiến thức nhiều đến mấy cũng không đủ.
Tôi chắc rằng đã có không ít các cuốn sách, bài báo nói về vấn đề này. Người ra đã liệt kê rất nhiều yếu tố như sự chăm chỉ, dám làm hay vận may vv… Tuy nhiên theo quan sát của tôi, yếu tố quan trọng nhất làm nên một nhà kinh doanh thành công lại nằm ở một đặc tính khác (mà tôi rất ngạc nhiên không hiểu sao không thấy ai nói tới), đó chính là KHẢ NĂNG NHÌN THẤY TIỀN TỪ TRƯỚC KHI NÓ ĐƯỢC LÀM RA, khác với đại đa số người trong xã hội, kể cả các nhà nghiên cứu kinh tế là họ chỉ nhìn thấy tiền SAU KHI NÓ ĐÃ ĐƯỢC LÀM RA RỒI.
Để cho rõ hơn, hãy lấy ví dụ một bài thơ: Nhà thơ trong một phút xuất thần viết ra một bài thơ hay, nhà phê bình văn học sau đó có thể phân tích bài thơ ở đủ mọi khía cạnh, đến mức bảo nhà thơ tự phân tích cũng không thể được như vậy, nhưng nếu bảo nhà phê bình văn học đi sáng tác thơ thì chắc chắn ông ta không sáng tác được.
Quay lại chủ đề chính, tôi muốn nói rằng nhà kinh doanh cũng đóng vai trò sáng tạo: anh ta phải có khả năng nhìn ra tiền ở nơi mà người khác chưa nhìn ra rồi biến khả năng đó thành hiện thực. Khả năng đó, theo tôi, là khả năng quan trọng nhất quyết định một người có thể trở thành nhà kinh doanh hay không, còn quan trọng hơn cả sự chăm chỉ hay may mắn. Bởi nếu không có khả năng “nhìn ra tiền” thì chăm chỉ đến mấy cũng chỉ là sự chăm chỉ mù quáng, và cũng không thể nhìn ra cơ hội khi có hội đến trong tay.
Mặc dù hơi thô nhưng tôi thấy có một cách hình dung tốt nhất để diễn đạt đặc tính quan trọng này, đó là nhà kinh doanh phải có cái mũi thính đủ để NGỬI RA TIỀN một khi có tiền ở đâu đó trong tầm tay. Năng khiếu này là bẩm sinh, hầu như không thể học hỏi, đào tạo hay tập luyện được. Tính chất “bẩm sinh” của năng khiếu “ngửi ra tiền” giải thích tại sao có những người chỉ tốt nghiệp cấp 2 mà kinh doanh rất giỏi, kể cả trong những lĩnh vực hoàn toàn vượt quá sự đào tạo của họ (tất nhiên họ phải dùng các nhân viên phù hợp). Trong khi không ít thạc sĩ hay tiến sĩ, mặc dù vận dụng đủ mọi mô hình, điều tra và phương pháp, cuối cùng cũng chỉ là ném tiền qua cửa sổ.
Đây là thông điệp, mặc dù có hơi buồn, mà tôi muốn gửi cho các bạn: Vì khả năng ngửi ra tiền là một năng khiếu bẩm sinh nên không phải ai cũng có thể trở thành nhà kinh doanh, hoặc cũng có thể nói phần lớn chúng ta đều không kinh doanh được vì bẩm sinh không có năng khiếu này. Tất nhiên, việc không có khả năng “ngửi ra tiền” không hề là rào cản để các bạn không tham gia vào đời sống kinh tế, mà bạn nên nhận định chính xác về năng khiếu của mình để có lựa chọn thích hợp vì trong các tổ chức kinh tế, không hiếm các vị trí (kể cả các vị trí cao) không cần bạn phải có năng khiếu nhìn ra tiền.
Lại một vấn đề đặt ra ở đây là: làm sao để một người biết mình có năng khiếu kinh doanh hay không? Không hề có một thiết bị hay một phương pháp trắc nghiệm nào có thể chỉ ra được điều đó. Trong đa số trường hợp, một người chỉ nhận ra mình không có năng khiếu kinh doanh sau khi đã đốt rất nhiều tiền của bản thân và gia đình, và tiêu tốn không ít năm tuổi trẻ. Trong các bài viết sau, tôi hy vọng chỉ ra được một nguyên tắc đại loại để bạn có thể tự nhận xét bản thân trước khi quyết định đầu tư vào một công việc nào đó. Việc biết mình không có năng khiếu và không sa đà vào kinh doanh cũng quan trọng không kém việc biết nên kinh doanh như thế nào (với những người có năng khiếu kinh doanh).
Nếu bạn ra bất cứ một hiệu sách nào, bạn cũng có thể thấy vô số sách dạy kinh doanh và dạy làm giàu. Tôi đã xem qua một số trong đó và ấn tượng thực sự không được tốt lắm. Có mấy kiểu như sau: khá nhiều sách nói về làm giàu như một việc tương đối dễ dàng, ai cũng làm được. Một số sách khác thì thuật lại con đường làm giàu của các nhà kinh doanh nổi tiếng thậm chí rất chi tiết, nhưng rốt cuộc lại không hề rút ra những chỉ dẫn hoặc nguyên tắc nào cho độc giả. Một số sách dịch khác cũng có nói đến các nguyên tắc nhưng nói chung lại không phù hợp với Việt nam, cuối cùng cũng chỉ là “đọc để biết vậy” (chẳng hạn như cuốn Tôn Tử binh pháp trong kinh doanh, nghe thì hay nhưng thực sự không vận dụng được).
Trở lại với chủ đề bài viết, đâu là những phẩm chất làm nên một nhà kinh doanh thành công? Như đã nói ở trên, tôi cho rằng năng khiếu “nhìn ra tiền” hay “ngửi ra tiền” là yếu tố quan trọng nhất quyết định một người CÓ THỂ trở thành nhà kinh doanh hay không. Tất nhiên đó mới là điều kiện cần, bởi nếu muốn biến cơ hội thành hiện thực, nhà kinh doanh cần có thêm một số những phẩm chất khác.
Trang điện tử vnexpress cách đây mấy hôm có đăng một bài dịch “Người giàu thành công nhờ đâu” trong đó có nêu những yếu tố mà những người kinh doanh giàu có ở Mỹ cho là quyết định để họ thành công, theo thứ tự là: 1. Chăm chỉ (quyết định nhất); 2. Giáo dục; 3. Chấp nhận rủi ro; 4. Tiết kiệm; 5. May mắn. Chiếu theo liệt kê này thì hình như chúng ta ai cũng có thể kinh doanh thành công được vì yếu tố bất định nhất là may mắn lại xếp ở tận thứ năm, nghĩa là không có vai trò quá lớn.
Rất tiếc là dù ở Mỹ hay Việt nam thì đều không phải như vậy. Mặc dù hầu hết chúng ta đều chăm chỉ, có giáo dục. sẵn sàng chấp nhận rủi ro và hết sức tiết kiệm thì số người kinh doanh thành công vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong xã hội. Vì vậy tôi có thể nói chắc với các bạn rằng liệt kê ở trên không sai hoàn toàn nhưng cũng hoàn toàn không đúng. Theo tôi thì vì lý do ngoại giao nên những người giàu ở Mỹ mới đưa ra một liệt kê như vậy, chứ theo tôi thì ngài Warren Buffet chẳng hạn chỉ cần nói một cách đơn giản “Tôi giàu, vì tôi giỏi hơn các vị!” Ở đây tôi sẽ đưa ra một liệt kê khác, dựa trên kinh nghiệm của chính tôi. Các bạn có thể tin rằng liệt kê của tôi là đúng vì tôi không cần ngoại giao, cũng không có ý định động viên ai, bởi quan điểm của tôi rất rõ ràng: Chỉ một số trong chúng ta có năng khiếu kinh doanh.
----------------PHẨM CHẤT THỨ HAI: SUY NGHĨ VÀ LÀM VIỆC CÓ HỆ THỐNG
Phần trước tôi đã liệt kê năng khiếu “ngửi ra tiền” như phẩm chất cơ bản nhất của nhà kinh doanh. Một điều tôi muốn nói thêm ở đây là năng khiếu ngửi ra tiền ở một người, nếu có, thì cũng không phải là vĩnh viễn và lúc nào cũng nhạy bén như nhau. Đúng là có một số nhà kinh doanh có năng lực liên tiếp đưa ra các quyết định đúng, nhưng không ít người khác (kể cả các nhà kinh doanh lớn), sau phút loé sáng ban đầu thì lại hầu như mất năng lực và mắc không ít sai lầm. Về thực tế này, có lẽ không ví dụ nào tiêu biểu hơn Nokia. Đầu những năm 1980 ban lãnh đạo công ty đã có một quyết định thiên tài khi chuyển từ sản xuất giấy sang điện thoại di động, nhưng 20 năm sau họ lại không đủ khả năng ngửi ra tiền với smartphone mặc dù chính là hãng đầu tiên sản xuất ra nó, và tập trung vào điện thoại cơ bản. Và số phận của Nokia bây giờ ra sao thì chắc tất cả chúng ta điều biết.
Năng khiếu “ngửi ra tiền” với tôi là chiếm vị trí thứ nhất, vị trí thứ hai theo quan điểm của tôi là khả năng SUY NGHĨ VÀ LÀM VIỆC MỘT CÁCH CÓ HỆ THỐNG.
Ông cha chúng ta đã nhận ra điều này từ rất sớm và tổng kết nó trong một câu tục ngữ hết sức chính xác: “Một người lo bằng một kho người làm”. Với vị trí là người kinh doanh độc lập, bạn bắt buộc phải đóng tròn vai người lập kế hoạch, lo việc và điều hành công việc. Tất cả những chuyện đó bạn chỉ có thể làm được khi bạn có khả năng suy nghĩ là làm việc một cách có hệ thống.
Dù bạn kinh doanh một mình hay có tổ chức thì bạn sẽ thấy rằng công việc kinh doanh của bạn luôn luôn có tính hệ thống ở cả hai phương diện: a) Việc kinh doanh của bạn tự nó là một hệ thống và b) Việc kinh doanh của bạn là một phần của một hệ thống lớn hơn hoặc phục vụ cho một hoặc một số hệ thống khác.
Có thể nói với những người khởi nghiệp, việc bạn thành công lâu hay chóng, và mức độ thành công thế nào là hoàn toàn phụ thuộc vào việc hệ thống của bạn tốt/kém ra sao và bạn có thể hoà nhập hệ thống của bạn vào các hệ thống hoặc cơ cấu vốn có nhanh hay chậm, nông hay sâu.
Đa số chúng ta đều có khả năng suy nghĩ hệ thống ở một mức độ nào đó, và nếu biết kết hợp với một ý tưởng tốt thì hầu như đều có thể thành công ở mức độ khởi nghiệp. Nhưng để phát triển thì lại là một vấn đề khác. Quy mô kinh doanh càng lớn thì đòi hỏi về tính hệ thống càng lớn khiến cho không ít nhà sáng lập trở nên hụt hơi vì khả năng suy nghĩ hệ thống của họ không đủ. Tôi không muốn đi sâu hơn về ý này vì nó có vẻ hơi sớm đối với khởi nghiệp mà chỉ muốn các bạn biết rằng: điều sống còn của thành công trong kinh doanh là bạn phải có tư duy hệ thống và biết cách làm việc một cách có hệ thống. Trường hợp ngược lại, dù ý tưởng của bạn tốt mấy bạn cũng sẽ thất bại.
Khác với năng khiếu “ngửi ra tiền” tôi nói đến ở trên, khả năng suy nghĩ và làm việc có hệ thống có một phần là bẩm sinh, một phần là kiến thức và kỹ năng mà bạn có thể học hay luyện tập được. Thậm chí khi bạn có nhiều tiền, bạn có thể thuê người khác suy nghĩ và làm việc cho bạn. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu khởi nghiệp, bạn nên tự mình thực hiện tất cả các công việc để chính mình có thể hiểu và thâm nhập sâu vào hệ thống kinh doanh của bạn. Khi bạn đã hiểu và làm chủ được hệ thống, bạn chỉ cần thuê người nắm giữ các đầu mối của hệ thống là có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức, trong khi lợi nhuận thu về vẫn không giảm.
Như đã nói ở trên, khả năng suy nghĩ và làm việc có hệ thống là có thể học và luyện tập, và cách luyện tập có hiệu quả nhất theo tôi là HỌC ĐẠI HỌC TỬ TẾ. Ở khía cạnh này, quan điểm của tôi trùng với liệt kê của các người giàu ở Mỹ, đó là GIÁO DỤC. Một trường đại học tử tế sẽ cung cấp cho bạn phương pháp tư duy và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống. Dù ít hay nhiều, điều đó cũng sẽ giúp bạn trong con đường sau này.
Rất nhiều bạn trẻ ngày nay phàn nàn kêu ca rằng học đại học xong đi làm, không dùng gì đến kiến thức nhà trường, thậm chí còn phải làm trái ngành. Lời khuyên của tôi cho các bạn là đừng đặt nặng quá vấn đề kiến thức mà hãy chú ý nhiều hơn đến phương pháp và tầm nhìn. Phương pháp tư duy đại học chính là phương pháp tư duy có hệ thống, nếu bạn có thể học và quen được với cách tư duy ấy thì mấy năm đại học của bạn đã hoàn toàn không uổng.
PHẨM CHẤT THỨ BA: DÁM LÀM, DÁM CHỊU VÀ DÁM THẤT BẠI
Khá nhiều sách báo cả ở Việt Nam và Phương Tây dùng từ “dám mạo hiểm” để diễn tả ý này. Tôi không đồng ý với cách diễn đạt đó vì từ “mạo hiểm” gợi lên ý nghĩa của sự đánh bạc và có tính chất nhất thời. Kinh doanh, không phải là đánh bạc, mà là một công việc nghiêm túc được vận trù và điều hành cẩn thận. Dù thắng hay thua thi thắng thua của kinh doanh cũng không hề là thắng thua của đánh bạc mà luôn luôn có những lý do hẳn hoi về ý tưởng, hệ thống hay thời thế. Nếu bạn nghĩ rằng kết quả kinh doanh phụ thuộc vào may hay không may thì tốt nhất bạn nên đi đầu cơ hay đánh quả.
Nếu nhớ lại quan điểm của tôi, kinh doanh là phục vụ các nhu cầu có thật và bền vững thì bạn sẽ thấy, kinh doanh không phải là mạo hiểm mà vấn đề là, bạn có dám làm hay không. Và theo kinh nghiệm của tôi thì sự “dám làm” của bạn không phải thể hiện ra ở lúc bắt đầu, khi bạn đang có đủ sức, đủ tiền và tràn ngập hy vọng, mà ở vài tháng sau đó, lúc chắc chắn bạn đang khó khăn thiếu thốn trăm bề. Rất nhiều người khởi nghiệp đã không vượt qua giai đoạn này (giai đoạn khó khăn sau khi bắt đầu) và không dám đi tiếp, họ than thở hối hận suốt ngày, cuối cùng kết thúc kinh doanh hoặc tìm cách bán lại cửa hàng cành nhanh càng tốt. Đó mới chính là lúc bản lĩnh dám làm và dám thất bại của nhà kinh doanh thể hiện rõ rệt và trung thực nhất.
Cho dù bạn có thất bại thật sự và phải kết thúc hay bán lại doanh nghiệp, bạn cũng không nên coi đó như một sự không may phải quên đi gấp mà hãy đủ bãn lĩnh suy nghĩ, phân tích và rút ra bài học cho lần khởi nghiệp sau. Quan điểm “dám làm, dám chịu và dám thất bại” của tôi là như vậy
----------------------Tôi đã nêu ra ba phẩm chất của nhà kinh doanh mà tôi thấy rằng nên phân tích nhất: năng khiếu ngửi ra tiền, khả năng tư duy hệ tống và sự dám làm. Còn có một số phẩm chất khác đã được bàn nhiều tôi chỉ liệt kê sau đây, các bạn chắc sẽ tìm thấy phân tích ở rất nhiều nơi khác:
- Chăm chỉ, không ngại làm việc với các chi tiết
- Khả năng nhìn người và làm việc với người
- Khả năng làm việc với tiền và quản lý tài chính
- Khả năng cân bằng giữa kinh doanh và cuộc sống riêng
Bây giờ, tôi sẽ chuyển sang nói về kinh doanh cụ thể:
4. BƯỚC ĐẦU TIÊN CỦA KINH DOANH: Ý TƯỞNG
Không ít bạn cho rằng khởi đầu của một kinh doanh là vốn, càng nhiều vốn càng tốt. Hãy tin tôi rằng thực tế không phải là như vậy. Mặc dù vốn, hoặc khả năng chạy được vốn, là một phần không thể thiếu của kinh doanh nhưng sự thật là khi bạn muốn bắt đầu kinh doanh, điều quan trọng nhất chính là bạn phải hình thành được một Ý TƯỞNG.
Hình thành ý tưởng kinh doanh thực chất là bạn hình dung chính xác mình sẽ làm cái gì, tức là xác định một cách đại thể sản phẩm của bạn. Nội dung “làm gì” là nội dung quan trọng nhất (mặc dù không phải là duy nhất) của ý tưởng kinh doanh. Xét theo cách nhìn hệ thống, nếu coi kinh doanh là một ván cờ thì sự xác định “làm gì” chính là nước đi đầu tiên, quy định sự phát triển và tính chất của ván cục sau này.
Tất cả các bạn chắc đã không ít lần đọc được trên các diễn đàn khác nhau, trên vnexpress hay vietnamnet các câu hỏi đại loại như “Có 200 triệu, nên kinh doanh gì” hay “Có 100 triệu, nuôi bò sữa được không?” (trong khi một con bò sữa giá phải 40-50 triệu). Riêng tôi thì không biết đã bị những câu hỏi như vậy dội bom bao nhiêu lần. Thậm chí có hôm một ông bác họ còn đột ngột dẫn ông con út đến nhà (gọi là “ông” vì 22 tuổi mà khệnh khạng như kễnh, chém lên 5 tỉ chém xuống 10 tỉ như mua rau), ông bác bảo tôi thế này “Anh nó học xong muốn kinh doanh, bác gom góp được 550 triệu, bác giao cho anh phải giúp anh nó làm ra tiền” (!)
Tất cả những trường hợp trên đều có thể tóm tắt vào một câu: dành dụm được một ít tiền, rất muốn kinh doanh nhưng không có ý tưởng và hỏi bất cứ ai rằng mình nên làm gì, và hy vọng người nào đó cho mình một chỉ bảo dẫn đến thành công.
Có thể có khả năng đó không? Câu trả lời của tôi rất ngắn gọn, rõ ràng (và phũ phàng) là: KHÔNG THỂ! Bạn có thể đi làm dành được tiền, có thể vay mượn hay thừa kế của cha mẹ được một số hoặc thậm chí rất nhiều tiền, nhưng nếu bạn muốn khởi nghiệp mà không có một ý tưởng do bạn tự nảy ra thì phần chắc là bạn không thể thành công!
Tại sao tôi lại khẳng định như vậy? Ở bài viết trước tôi đã nêu quan điểm rằng yếu tố quan trọng nhất để một người có thể trở thành một nhà kinh doanh là anh/cô ta phải có khả năng “ngửi ra tiền”. Khả năng “ngửi ra tiền” này, biểu hiện ra ngoài của nó chính là khả năng hình thành những ý tưởng kinh doanh tốt, và nếu bạn không thể nảy ra ý tưởng thì cũng đồng nghĩa với việc bạn không có khả năng “ngửi ra tiền”: năng khiều kinh doanh của bạn hoặc không có, hoặc chưa thức tỉnh!
Vậy là có lẽ trái với mong đợi của nhiều bạn đang đọc bài này, tôi sẽ không đưa ra một ý tưởng nào cho các bạn mà chỉ khẳng định rằng, nếu muốn khởi nghiệp, bạn phải tự nảy ra ý tưởng của riêng mình. Đó là nhiệm vụ nhất thiết bạn phải thực hiện trước khi đi giải quyết các nhiệm vụ khác. Nếu không thể nảy ra được một ý tưởng mà tự bạn thấy là tốt thì hãy yên tâm đi làm việc khác và đợi thời. Đừng copy ý tưởng của người khác, cũng đừng hy vọng ai đó sẽ nghĩ ra ý tưởng hộ mình.
Mặc dù không đưa ra một ý tưởng cụ thể, tôi sẽ cố gắng giúp các bạn bằng cách nêu lên một số phương pháp hoặc phương hướng mà các bạn có thể tham khảo. Bằng cách này, tôi đã giúp được một vài người bạn khởi nghiệp thành công.
5. MAY MẮN HAY CƠ HỘI
Rất nhiều bài viết về kinh doanh nêu lên “may mắn” như là một yếu tố quyết định của thành công trong kinh doanh. Hãy tham khảo bài viết mới đây trên vnexpress “Người giàu thành công nhờ đâu” thì thấy rằng ở phương Tây, những người thành công trong kinh doanh tự cho rằng các yếu tố thành công xếp theo thứ tự là 1. Chăm chỉ, 2. Giáo dục, 3. Chấp nhận rủi ro, 4. Tiết kiệm và 5. May mắn. Bài báo này làm cho tôi có nhiều băn khoăn, và tôi cho rằng có thể vì lịch sự mà họ đã trả lời như vậy bởi qua thực tế nhiều năm kinh doanh tôi có thể khẳng định rằng, danh sách trên nên có các yếu tố khác và với thứ tự khác.
Hãy xem xét yếu tố may mắn, người phương Tây xếp nó ở vị trí thứ năm, còn ở Việt nam thì tôi chắc phần lớn các bạn sẽ coi nó là thứ nhất. Rất nhiều các bạn chưa thành công than thở rằng mình không có gia đình giàu có, không ở Hà nội hay Sài gòn, không lớn lên đúng thời sốt đất hay chứng khoán “nếu không thì bây giờ ta đã chẳng kém ai”, và đổ cho đó là sự thiếu may mắn. Nhưng có thật là như vậy không?
“May mắn” là từ để chỉ những cơ hội hữu hạn, dễ ăn, và tự nó có thể rơi vào người này và không rơi vào người kia. Tôi thì khẳng định 100% rằng sự thành công trong kinh doanh khởi nghiệp có rất ít yếu tố may mắn. Cơ hội luôn có nhiều và đối xử với chúng ta như nhau. Việc có thể nhìn ra và tận dụng cơ hội không phải là may mắn mà là năng khiếu và phẩm chất của bạn. Nếu bạn không nhìn ra cơ hội thì không có nghĩa là bạn không may mà đơn giản là bạn không có năng khiếu kinh doanh hoặc năng khiếu của bạn chưa đủ chín, vậy thôi.
Hãy để thời giờ tham khảo các ý tưởng lập nghiệp của các nhà kinh doanh thành công, các bạn sẽ thấy phần lớn các ý tưởng đó đều không có gì cao xa. Đặc biệt trong xã hội mới bắt đầu tư bản hoá như Việt nam lại có nhiều người thành công bằng các ý tưởng đơn giản, khiến cái cảm giác về sự may mắn càng lớn và dễ khiến người ta tưởng nhầm. Thực ra ở đây không có gì là may mắn cả. Bạn không nhìn ra cơ hội trong khi người ta nhìn ra, hoặc bạn cũng thấy cơ hội nhưng lại không đủ khả năng biến cơ hội thành thành công, đó là vì người ta đã làm giỏi hơn bạn chứ không phải may mắn hơn bạn.
Nếu bạn thực sự là người có năng khiếu và ý chí kinh doanh, chắc chắn bạn sẽ thành công ở mức độ nào đó. May mắn nếu có, chỉ là yếu tố giúp bạn thành công nhanh hơn và lớn hơn chứ không thế quyết định thành công hay thất bại của bạn. Đó là điều tôi muốn nói trong phần này.
Theo quan điểm của tôi thì việc hình thành ý tưởng kinh doanh phải là trách nhiệm của chính người khởi nghiệp, tôi biết rằng quan điểm đó sẽ làm nhiều bạn không hài lòng bởi các bạn sẽ nghĩ “Nói thế chẳng khác gì không nói”. Nhưng các bạn hãy tin tôi, kinh doanh không khác gì một đứa trẻ mà các bạn phải chăm chút, dạy dỗ và nuôi lớn, để đến khi trưởng thành đứa trẻ ấy báo đáp lại các bạn bằng lợi nhuận. Theo quan điểm đó thì ý tưởng kinh doanh chính là cái bào thai, và nếu như các bạn vay mượn hoặc copy ý tưởng, đó chẳng khác gì lấy con của người khác về nuôi. Bạn sẽ hầu như không thể có được tâm huyết, sự gắn bó và hy sinh như khi bạn nuôi con của chính mình, mà một khi như thế thì dù đứa con đó có tốt đến mấy thì cũng hầu như không thể lớn lên khoẻ mạnh giỏi giang để có thể báo đáp cho bạn.
Có điều, việc hình thành được một ý tưởng kinh doanh tốt là một việc rất khó. Mặc dù không nêu những ý tưởng cụ thể nhưng bằng thực tế bản thân và các quan sát trong giới kinh doanh, tôi sẽ cố gắng giúp các bạn bằng cách đưa ra một số phương pháp mà các bạn có thể vận dụng để hình thành ý tưởng kinh doanh cho chính mình. Các phương pháp đó, tôi sẽ trình bày và phân tích ở bài viết sau.
-----------------
Thực ra định viết về chuyện này vào cuối topic, nhưng vì sự quan tâm lớn quá nên mình cho nó nhảy cóc lên đây. Hy vọng một vài bạn nào đó có thể bắt chước con đường của mình thì vui lắm.
Nói đến kinh doanh, có lẽ tất cả mọi người Việt nam đều nghĩ về bất động sản, vàng, chứng khoán và ngoại tệ. Điều đó đúng nhưng không đủ, mình cũng không kiếm tiền bằng cách ấy.
Nếu thường xuyên xem báo, các bạn có thể đọc được tin “hơn 80% hàng hóa trong siêu thị là hàng Việt nam sản xuất”, có lẽ đúng là như thế, nhưng mình biết chắc đến 90% nguyên liệu của các hàng Việt nam đó là nhập từ nước ngoài.
Sự phụ thuộc gần như hoàn toàn về nguyên liệu và tư liệu sản xuất vào nước ngoài giải thíchsố nhập siêu siêu lớn của Việt nam, năm 2010 đâu như là hơn 10 tỉ$. Chắc các bạn biết Chính phủ từng có ý định hạn chế nhập khẩu những hàng “xa xỉ” như ô-tô, điện thoại di động để giảm bớt nhập siêu, nhưng mình cho đó là vô tác dụng. Tổng kim ngạch nhập ôtô năm 2010 là 1 tỉ$, ĐTDD hình như cũng xêm xêm. Nếu cấm hẳn hai thứ đó thì nhập siêu cũng còn đến 8,9 tỉ.
Vấn đề thực ra không nằm ở hàng xa xỉ, mà ở nguyên liệu và máy móc, là những thứ Việt nam không nhập không được. Một đất nước có 3000km bờ biển mà đến muối ăn đủ chuẩn cũng nhập khẩu, hay vẫn tự hào là “nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới” nhưng đến 80% giống lúa lại mua từ Trung quốc. Đất nước như thế, không nhập siêu kinh niên mới lạ.
Với một nền kinh tế phụ thuộc đến 90%nguyên liệu vào nước ngoài, nếu bạn sản xuất được chỉ cần 0,0000001% giá trị số nguyên liệu đó trong nước với chất lượng tương đương, bán rẻ hơn nước ngoài chỉ cần vài phầm trăm, tiền bạn đã không biết để đâu cho hết rồi.
Thu nhập hơn 20tỉ/năm của mình thực ra là kết quả của sản xuất chỉ 2 nhóm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến với 6 sản phẩm, bí quyết công nghệ mua từ Đức và Séc, giá bán thấp hơn 8-10% so với thị trường thế giới. Mình không buôn bán vàng, cổ phiếu hay chứng khoán, nhà cửa thì thỉnh thoảng làm cho vui nhưng cũng không ham.
Viết thề này có hơi lan man, nhưng quả thực mình rất muốn bạn Dr.K hay các bạn trai khác vào topic, quan tâm đến thu nhập 11 chữ số của mình thì đọc kỹ bài này và nghiêm túc quan tâm đến gợi ý: hãy cố kiếm tiền rồi đầu tư vào sản xuất, bởi nếu đầu tư thành công bạn không chỉ sẽ kiếm được nhiều tiền hơn mà còn giúp nhiều người khác có công ăn việc làm, và làm ra giá trị cho xã hội. Người Việt nam đang sục sôi vì bất động sản, vàng, chúng khoán, đô-la, tất cả những thứ đó đều KHÔNG LÀM RA GIÁ TRỊ. Căn nguyên nhập siêu của Việt nam chính là ở chỗ đó.
Trước đây mình rất tham việc, thượng vàng hạ cám cái gì cũng muốn can thiệp. Năm 2007 bị một trận sốt virus nặng, đang nằm giường bệnh truyền dịch mà đến cái bệ xí công nhân dùng loại gì cũng bị hỏi. Sau khi khỏi ốm mình thay đổi, tìm người có trình độ, thoả thuận lương thưởng thỏa đáng rồi giao quyền điều hành, ràng buộc thêm bằng hợp đồng chia cổ phần tương lai. Bây giờ mình chỉ còn 80% sở hữu cty (sang năm sẽ giảm xuống 70%) nhưng bù lại mỗi ngày chỉ phải làm việc chừng 6 tiếng mà công việc vẫn chạy tốt, vì những quản lý trẻ “máu mê” công việc và tiền bạc hơn, thứ mà đối với mình đã không còn nhiều ý nghĩa lắm.
-------------------------Quay lại chủ đề chính hôm nay, mình muốn bàn về câu hỏi của bạn kochino: về câu “nghèo thì lâu, giàu mấy chốc”.
Đây là một câu tổng kết rất chính xác. Nếu bạn đọc lại một bài viết trước, mình đã kể là sau thời gian đầu rất khó khăn, đến năm 1999 tự nhiên doanh thu của mình tăng vọt và chỉ sau 1 năm mình không những trả hết nợ mà còn mua được nhà và sắm một số vật dụng lớn. Bản chất của chuyện đó không phải là sự may mắn, mà là một đặc tính mà mình tạm gọi là SỰ BẤT TIỆM TIẾN của các quá trình kinh doanh.
Thế nào là sự bất tiệm tiến? Đó có nghĩa là trong hầu hết trường hợp, mặc dù bạn có ý tưởng đúng, chuẩn bị và tổ chức tốt, việc kinh doanh cũng không bao giờ “tăng dần đều” mà thường có một thời gian dài đi theo đường ngang, không ổn định và thu không bù chi. Phải sau một thời gian nhất định, khi thị trường đủ “ngấm” hàng hóa của bạn thì đến một lúc nào đó, tự nhiên sẽ có một bước nhảy vọt của nhu cầu, và bạn sẽ chứng kiến một sự phát triển vượt bậc về doanh thu và lợi nhuận. Cái gọi là “giàu mấy chốc” chính là như vậy.
Quãng thời gian từ khi bắt đầu đến lúc đạt bước nhảy vọt lúc nào cũng là quãng thời gian rất khó khăn, kể cả với những nhà kinh doanh dày dạn. Bạn sẽ thấy những kế hoạch mình đề ra lúc đầu đều sai bét, sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt tài chính triền miên, trong khi tương lai lại hoàn toàn bất định. Quãng thời gian này chính là thước đo sự sáng suốt, nghị lực, tài tháo vát và độ “liều” cũng như độ “lì lợm” của bạn. Nếu có thể vượt qua sự trì trệ ban đầu, kiên trì đưa kinh doanh đến bước nhảy vọt, thì không những bạn sẽ được nếm trái ngọt của thành công mà tôi còn dám chắc 100%, bạn sẽ trưởng thành vượt bậc.Tuy nhiên, cũng có một tin buồn là cái “thời điểm nhảy vọt” ấy bao giờ thì đến, thậm chí liệu có đến hay không, không ai có thể dự đoán cũng như tính trước được. Nhiều khi đó chỉ thuần túy là dự cảm và niềm tin sắt đá vào chính mình, mỗi người kinh doanh đều phải có dự cảm và niềm tin như vậy thì ít nhất mới có hy vọng thành công.
--------------------------------Quay lại chủ đề mình đang nói, kinh doanh. Một số bạn muốn biết mình khởi nghiệp như thế nào, lấy vốn ở đâu. Thực ra mình may mắn hơn nhiều người vì được gửi đi học nước ngoài, sau 5 năm về nước mình có được một vốn kiến thức rất có ích, một ý tưởng kinh doanh, và tích cóp được gần 6.000$. Mình phải vay mấy người họ hàng thêm 6.000$ nữa với lãi suất 2,5% một tháng mới đủ cho chuyến hàng đầu tiên.
Lúc đó mình chưa có công ty riêng, phải thuê một công ty khác nhập khẩu và xử lý hóa đơn hộ. Khi hàng về, vì không có tiền nên mình phải kiêm tất cả các công việc: giám đốc, kế toán nội bộ, tiếp thị, bán hàng và bốc vác. Có lần trời mưa ngập kho, mình phải tự tay chuyển gấp gần 10 tấn hàng từ chỗ thấp lên chỗ cao, xong việc bị lên 1 cơn co giật vì quá sức, may mà sau đó cũng tự khỏi.
Hai năm 96,97 là hai năm địa ngục đối với mình, nỗi vất vả về làm việc đã lớn, nhưng còn chưa thấm vào đâu so với sự căng thẳng về tài chính. Mình luôn sống trong cảnh giật gấu vá vai, lấy món vay này bù vào chỗ nợ khác. Có những lúc chỉ cần 150 ngàn đồng trả lãi một khoản 5 triệu vay nóng mà cũng không biết làm sao kiếm ra, phải làm một việc kinh khủng là đem cắm bằng tốt nghiệp. Vậy mà không hiểu tại sao ngay trong những lúc đen tối nhất mình vẫn không bao giờ nghĩ mình sẽ thất bại, chỉ lẳng lặng tự đi cho tới cùng, không kêu ca than vãn với ai, kể cả với bố mẹ.
Năm 96 coi như tập sự, năm 97 doanh thu có khá hơn chút ít nhưng thu vẫn xa xa mới đủ bù chi, cả bố mình cũng mấy lần khuyên mình nên thôi nhưng mình không bỏ cuộc. Năm 98 tình hình bắt đầu sáng sủa hơn, đến năm 99, đột nhiên nhu cầu về sản phẩm của mình tăng lên, doanh thu gấp đến 6 lần năm trước, đã thấy dấu hiệu của sự thành công.
Mỗi người kinh doanh, khi thành công đều ít nhiều có một ân nhân, ân nhân của mình chính là vị đại diện khu vực của công ty cung cấp. Suốt hai năm 97,98, mặc dù biết mình không đủ năng lực tài chính nhưng ông vẫn không bác bỏ tư cách đại lý của mình, và năm 99 ông lại lấy tư cách cá nhân bảo lãnh cho mình được mua hàng trả chậm từ công ty mẹ. Chính nhờ có bảo lãnh trả chậm mà hàng về kịp thời, và mình mới không nhỡ cơ hội khi thị trường bùng nổ.
Những năm ấy, tài sản cá nhân duy nhất của mình là chiến Cub 81 bố mẹ mua cho khi về nước, chiếc xe đã cùng mình đi hết tất cả khốn khó đến thành công sau này. Bây giờ chiếc Cub 81 vẫn ở trong nhà mình, trong một góc kín đáo nhưng trang trọng. Thỉnh thoảng buổi tối mình vẫn ra ngồi cạnh, im lặng đặt tay lên yên, lần nào cũng thấy một cảm giác rất khó nói từ chiếc xe truyền sang, cảm giác như với một người tri kỷ.
---------------
Năm 2003 là năm bước ngoặt đối với mình. Trước đó mình chỉ làm thương mại, nói đúng hơn là làm đại lý độc quyền cho một công ty lớn của châu Âu. Mình là người khai phá thị trường cho công ty đó tại Việt nam, đổi lại thì trong một thời gian, công ty đó cho mình toàn quyền thương mại: hàng hoá, giá cả, marketing, thị trường… cứ thế cho đến năm 2002.
Những bạn đã có kinh nghiệm trong ngành phân phối hàng hóa có lẽ đều biết, các công ty lớn của Âu Mỹ khi thâm nhập thị trường thường dùng các công ty bản địa để dọn đường. Họ chọn một nhà phân phối, đặt giá tương đối thấp và thực hiện việc giám sát vòng ngoài. Đến khi doanh thu tại chỗ lên đủ cao thì nhà sản xuất sẽ nhảy vào cuộc, trực tiếp nắm lấy quyền kinh doanh và cắt đứt nhà phân phối bản địa, hoặc sẽ nâng giá bán và biến nhà phân phối thành một dạng như người khuân vác cao cấp, với lãi suất phân phối chỉ chừng 4-5%.
Kịch bản tương tự đã xảy ra với mình năm 2003. Năm 2002, vị đại diện khu vực ân nhân của mình hết nhiệm kỳ về nước (và về hưu luôn), tay đại diện mới sang chỉ hơn mình 4 tuổi, đúng kiểu người kinh doanh hiện đại: nhanh nhẹn, quyết đoán và lạnh lùng. 4 tháng sau khi nhậm chức hắn hẹn gặp mình, thông báo “từ sang năm bọn tao sẽ nắm các quyền quản lý chiến lược, marketing và bán hàng. Việc của chúng mày là nhận đơn hàng, chở hàng đến và thu tiền. Lợi nhuận sẽ là 4,5%, miễn thương lượng!”
Mình không quá bất ngờ vì đã phần nào đoán trước được chuyện đó. Tất nhiên không bao giờ mình có ý định làm phu khuân vác, nên mới bắt tay ngay vào nghiên cứu ý tưởng sản xuất đang hình thành trong đầu.
Ý tưởng đó tới một cách khá tình cờ. Đầu năm 2003 mình đến thăm chị khách hàng ở khu chợ Bình tây, đang nói chuyện thì một người vào hỏi một loại nguyên liệu, chị nói hết rồi. Mấy phút sau lại có người gọi điện thoại hỏi đúng thứ đó, chị mới than vãn với anh chồng “dạo này đứt hàng nhiều quá, nghe khách hỏi mà rầu hết cả ruột”. Mình ngồi đó chỉ thuận miệng hỏi “cái này Việt nam không ai làm hả chị?”
Chị khách hàng lắc đầu ngay: “Có người Hoa thử rồi nhưng khó quá không làm nổi. Chú mà làm được, chị bao tiêu ngay 100%!” Trở về nhà mình bắt đầu nghiên cứu, theo lý thuyết thì loại nguyên liệu đó không quá phức tạp, nhưng thiết bị đắt tiền và cần một số bí quyết sản xuất nên Việt nam vẫn phải nhập khẩu hoàn toàn.
Sau khi nghe thông báo của tay đại diện, mình mới dốc sức tìm kiếm, huy động tất cả các người quen ở Mỹ, Nhật và châu Âu để tìm nguồn chuyển giao công nghệ. Cuối cùng may mắn đã tới từ nơi ít hy vọng nhất là cậu bạn Hà lan cùng học hồi đại học, bạn của bố cậu ta chính là một chuyên gia về lĩnh vực này, hay nhất là ông ta đã về hưu và không có ràng buộc với công ty nào nữa.
Vậy là phần khó nhất đã giải quyết xong, đến khâu xây dựng và thiết bị. Đến đây mình mắc phải một sai lầm lớn là gọi người góp vốn, nhưng người đó lại là bạn bè.
Đó là hai anh em bạn cùng học với mình hồi phổ thông. Ngoài việc gánh đỡ về tài chính, còn có lý do là người em rất giỏi tiếng Trung. Vì thiết bị châu Âu quá đắt nên sau khi tham khảo chuyên gia, mình quyết định mua chừng 1/3 dây chuyền từ Trung quốc, mình cần người giỏi tiếng Trung là như vậy.
Hết năm 2003 mình kết thúc luôn hợp đồng phân phối, tập trung vào nhà xưởng, và đến mùa hè 2004 thì mẻ sản phẩm đầu tiên ra đời. Vị chuyên gia ở nhà máy 1 tháng, dạy hết các bài rồi về nước. Ngay sau đó thì chuyện xấu bắt đầu xảy ra: mặc dù đã vận dụng hết các bí quyết được học, gọi điện tham khảo đủ các cách mà sản phẩm ra cứ lúc được lúc không. Không những hàng bị trả về, mình còn nhận đủ mọi lời mắng chửi của khách, và điều kinh khủng nhất là không hiểu tại sao lại như vậy.
Ban đầu mình nghi vị chuyên gia giấu bài, nhưng khi nói chuyện đó ra ông ấy gạt ngay: “không dạy chúng mày thì tao cũng mang theo bí quyết xuống mồ, giấu để làm gì chứ?” Mình chuyển sang kiểm tra các quy trình vận hành, cũng không phải, vì công nhân mình tuyển cẩn thận, trả lương tốt, làm việc rất nghiêm túc. Nhưng cũng từ kiểm tra vận hành mà mình phát hiện ra một việc khác: thiết bị Trung quốc có vấn đề.
Mình thuê người kiểm định lại, đúng là hàng Trung quốc bị ăn cắp chất lượng. Sự ăn cắp này rất tinh vi, dường như cty Trung quốc biết trước máy móc sẽ hoạt động chính xác trong điều kiện nào để sản xuất những linh kiện chịu đựng quá điều kiện đó một chút. Có điều vì khí hậu nóng ẩm và điện áp không chuẩn ở Việt nam nên điều kiện công tác của máy không hoàn toàn giống như xác định của chuyên gia, lúc đó thiết bị Trung quốc mới lộ ra chuyện bị ăn cắp chất lượng.
Quá trình chuẩn bị, chỉ có ba người là mình và hai anh em đó biết về công thức sản xuất, người em lại phụ trách thương lượng mua thiết bị Trung quốc. Chắp nối lại các sự kiện, mình mới bàng hoàng khi nhận ra một điều: mình đã bị qua mặt, bị tham những một cách trắng trợn.
Lấy một ví dụ cho các bạn dễ hiểu: mình đặt một van chịu được 350 độ nhưng người em biết sản xuất chỉ cần 250 độ, thế là hắn ta nói với nhà máy Trung quốc chỉ lấy van chịu được 280 độ nhưng vẫn làm hồ sơ kỹ thuật và tính giá bằng van 350 độ. Số tiền chênh lệch giữa hai loại van, cty Trung quốc sẽ trả lại bằng tiền mặt cho người em coi như “phí môi giới”. Nếu như những điều kiện sản xuất ở Việt nam mà chuẩn như ở châu Âu thì có lẽ còn lâu mình mới phát hiện ra.
Không phải mình không biết nhìn người, nhưng đã để tình bạn từ thửa hàn vi làm mờ mắt. Mình đã tin tưởng hai anh em họ vô điều kiện, thậm chí khi hàng hỏng bị trả về mình đã nói “nếu thất bại, tớ sẽ bảo toàn vốn góp cho các cậu, đừng lo.” Thế mà họ đã đối xử với mình như vậy.
Cuộc gặp với hai anh em sau đó là một trong những cuộc nói chuyện khó khăn và nặng nề nhất trong đời mình. Cuối cùng hai bên đồng ý rằng mình sẽ bỏ ra 70% số tiền góp vốn của hai anh em để lấy lại toàn bộ cổ phần, và coi như chấm dứt quan hệ. Mình còn lại nhà máy với một dây chuyền sản xuất không đú tiêu chuẩn, một kho hàng kém chất lượng và một tài khoản rỗng tuếch.
Có lẽ trong tất cả tình huống hết hy vọng, con người ta cuối cùng cũng tìm về gia đình. Mình phải xin bố mẹ bán đi ngôi nhà đang ở, dọn vào một căn hộ chung cư cũ kỹ để lấy tiền tái thiết nhà máy. Trong lần này, vị chuyện gia già lại trở thành ân nhân khi tìm được cho mình một số thiết bị cũ nhưng còn tốt của Đức, và tình nguyện sang lần thứ hai, chỉ ở nhà nghỉ 200.000 đồng một ngày, lăn lộn với mình và công nhân suốt 2 tháng cho đến khi nhà máy hoạt động ổn định.
Suốt một thời gian dài, đầu mình luôn ở trạng thái căng như dây đàn. Sau khi nhà máy cho ra được mẻ sản phẩm đạt chuẩn thứ bảy không cần đến chuyên gia, nghĩa là đã coi như thành công, lúc đó mình mới gục xuống ngủ một mạch liền 40 tiếng. Mẹ mình sợ quá phải gọi bác sĩ, ông chú bán sĩ chỉ cười “cứ cho nó ngủ chán nó khắc dậy!”
Mình còn phải mất rất nhiều công để thuyết phục các bạn hàng tin lại vào sản phẩm của mình, nhưng khi đã gây dựng được lòng tin thì doanh thu tăng rất nhanh. Sản phẩm của mình thuần túy là kỹ thuật, không có một chút quan hệ hay chính trị nên thu nhập của mình nghiêm túc và sạch hoàn toàn.
------------------------------Trong topic cách đây hơn 3 năm “Cuối cùng mình cũng lấy được vợ”, tôi từng hứa sẽ viết nhiều hơn về kinh doanh cho các bạn có quan tâm. Lời hứa đó đến nay tôi vẫn chưa thực hiện được, một phần vì bận chuyện gia đình, nhưng chủ yếu là vì hai lý do sau đây:
Thứ nhất, đời sống kinh tế Việt nam trong mấy năm vừa qua đã trải qua một cuộc xáo trộn lớn. Chắc các bạn cũng thấy, tất cả mọi chuyện liên quan đến tiền, hàng hiện nay đều không giống với năm 2011, và càng khác với năm 2008. Vì tình hình đó, tôi muốn chờ những xu hướng mới của nền kinh tế tương đối ổn định mới bắt tay vào quan sát và viết, bởi tôi không muốn những thứ tôi viết ra có thể là lạc lõng và không hợp thời.
Thứ hai, và là lý do chính, topic này của tôi có tên là “Chia sẻ về kinh doanh”, có nghĩa là tôi có thể nghĩ gì viết nấy, miễn là thật. Quả thực cách đây 2 năm tôi đã có ý định làm như vậy, nhưng sau khi viết được gần 1 trang tôi thấy làm như thế không ổn. Bởi kinh doanh là một công việc rất có tính hệ thống, nên nếu tôi viết quá ngẫu nhiên và tản mạn thì rất có thể sẽ gây hiểu lầm và mang lại kết quả tiêu cực nhiều hơn tích cực. Vì thế tôi đã dừng lại và dành thời gian cho việc suy nghĩ và sắp xếp ý tưởng, cố gắng cho những gì viết ra là thật sự rõ ràng và có ích cho những bạn có ý khởi nghiệp hoặc đang bắt đầu con đường tự kiếm tiền của mình. Hy vọng những chia sẻ chân thành và thiện ý của một người đi trước có thể giúp một số bạn nhìn rõ hơn vấn đề hoặc bớt được một vài đoạn vòng trong công việc.
Topic này là những suy nghĩ và quan điểm riêng có được từ trải nghiệm và chính công việc kinh doanh của tôi, không tham khảo hay copy bất cứ một nguồn nào khác. Nếu thấy những gì tôi viết mâu thuẫn với sách vở hoặc suy nghĩ của các bạn thì cũng không nên ngạc nhiên, bởi thực tế là có nhiều kiểu kinh doanh và cách của tôi chỉ là một trong số đó (nhưng tôi chắc chắn là một cách không tồi).
----------------------------Bài mở đầu của tôi có thể làm các bạn bất ngờ, bởi tôi biết rất nhiều bạn (kể cả những người đã kinh doanh lâu năm) chưa bao giờ suy nghĩ nghiêm túc về “các kiểu kiếm tiền”. Trong quan niệm của họ, chỉ cần mua được rẻ hơn và bán được đắt hơn thì chính là kinh doanh. Và nếu thực hiện được vài ba lần mua bán như vậy, bạn đã trở thành một nhà kinh doanh thật sự.
Thực tế thì tại các nước phát triển người ta không phân biệt quá nhiều về các kiểu kiếm tiền. Tại các nước đó, nền kinh tế có căn cơ sâu và vận hành tương đối có quy củ, và nếu bạn có thể kiếm ra tiền bất kể bằng cách nào thì công việc của bạn cũng sẽ nhanh chóng được điều tiết bởi môi trường kinh doanh và pháp luật, khiến cho nó dần dần mang tính hợp pháp và lâu dài. Việt nam thì lại khác, nền kinh tế đang ở trong giai đoạn tư bản sơ khai và bị chi phối nhiều bởi các yếu tố tế nhị nên sự kiếm tiền ở Việt nam rất ít được điều tiết một cách đúng đắn và lành mạnh, mà biểu hiện đỉnh cao là cơn sốt đất chút nữa dẫn đến tình trạng toàn dân phá sản những năm 2007-2011. Chính vì thế tôi thấy mình cần mở đầu bằng bài viết này để cung cấp cho các bạn một cái nhìn chi tiết (và tỉnh táo) hơn về các cách kiếm tiền, và cũng để giới hạn phạm vi quan điểm của tôi trong kinh doanh thật sự.
Như tôi đã viết và các bạn cũng thấy, người ta có nhiều cách để kiếm ra tiền, và vì vậy cũng có nhiều cách để phân loại sự kiếm tiền. Đối với tôi, cách có ích nhất là phân biệt giữa đầu cơ, đánh quả, và kinh doanh đúng nghĩa.
1. ĐẦU CƠ:
Hiểu một cách đơn giản, đầu cơ là sự mua bán nhằm vào lợi nhuận sinh ra DO THỜI GIAN. Ví dụ ai cũng biết rằng thóc gạo thay đổi theo vụ lúa; bạn bỏ tiền mua 10 tấn lúa vừa gặt xong, chờ vài tháng đến trước vụ gặt mới (lúc giá lúa lên cao nhất) và bán lại ăn chênh lệch, thế là bạn đã thực hiện một hành động đầu cơ. Hoặc thấy vàng hôm nay hạ giá, bạn mua vài ba cây đợi khi vàng lên mang ra tiệm bán lại. Đó chính là một cuộc đầu cơ mẫu mực.
Đầu cơ là nhằm vào sự chênh lệch giá do thời gian. Bạn không cần phải là một người kinh doanh chuyên nghiệp mà chỉ cần mua lẻ - chờ một thời gian - rồi bán lẻ, cũng có thể thu được lợi nhuận. Chính vì thế nên hầu như ai cũng có thể tham gia đầu cơ, và thực tế là người Việt nam đầu cơ rất nhiều, từ vàng đến USD và đặc biệt là đất.
Đầu cơ có ảnh hưởng gì đến nền kinh tế? Xét trên quan điểm kinh tế thì đặc điểm tiêu cực nhất của đầu cơ là khi người ta bỏ tiền ra mua một sản phẩm thì sản phẩm đó BỊ RÚT RA KHỎI LƯU THÔNG và không phục vụ một mục đích kinh tế cụ thể nào. Tình hình sẽ trở nên tồi tệ khi nhiều người tham gia đầu cơ, lúc đó sẽ có nhiều sản phẩm được mua nhưng lại không được quay vòng và rất dễ tạo ra một NHU CẦU ẢO, tức là người ta tưởng nhầm là các sản phẩm đó đã được tiêu thụ nhưng thực tế là không như vậy, chúng chỉ được rút ra khỏi lưu thông để chờ thời quay lại thị trường. Khi những người đầu cơ đồng loạt tìm cách bán ra để thu lợi nhuận hoặc thu tiền, thị trường sẽ xáo trộn hoặc thậm chí sụp đổ vì cung vượt quá cầu.
Tôi sẽ không đi sâu hơn vào khái niệm này mà chỉ muốn các bạn hiểu một cách rõ ràng thế nào là đầu cơ và những hệ quả tiêu cực nó có thể gây ra cho nền kinh tế nói chung và cho chính bạn. Tuy nhiên như tôi đã nói, đầu cơ dù tiêu cực nhiều hơn tích cực nhưng nếu vận dụng một cách tỉnh táo, nó vẫn là một cách kiếm tiền tốt, đặc biệt khi được kết hợp một cách hợp lý với kinh doanh thường xuyên.
2. ĐÁNH QUẢ
Tôi đã phân vân khá nhiều vì cái tên “Đánh quả” có vẻ quá thông tục, nhưng rốt cuộc tôi phải dùng nó vì đó có vẻ là hình dung tốt nhất cho cách kiếm tiền này.
Theo quan điểm của tôi, “Đánh quả” là một hành động mua bán đơn nhất, khi bạn – bằng cách nào đó – có thể mua được một món hàng dưới giá trị và sau đó bán lại bằng giá trị của nó. Những “cách nào đó” như tôi viết ở trên có thể là: a) Bạn có một quan hệ đặc biệt, b) Bạn có một nguồn thông tin đặc biệt, và c) Bạn có một sự nhạy bén đặc biệt để nhận ra sự chênh lệch giá nhất thời của một sản phẩm nào đó ở hai không gian khác nhau và thực hiện việc mua bán để kiếm lợi nhuận (cũng là nhất thời).
Tôi sẽ minh hoạ bằng các ví dụ cho các bạn dễ hình dung:
a)Quan hệ đặc biệt: Có một mảnh đất kẹt, bình thường giá 50 triệu/m2 nhưng người chủ chỉ bán 20 triệu/m2 do không làm được giấy tờ. Nếu bạn có đủ quan hệ và biết cách vận dụng, bạn có thể mua mảnh đất đó, làm giấy tờ cho nó và bán đi thu lợi nhuận.
b)Nguồn thông tin đặc biệt: những ví dụ về cách này rất nhiều và dễ hình dung, tôi sẽ không nêu ra thêm.
c)Đây là trường hợp thú vị nhất, bởi có một số người có giác quan đặc biệt thính nhạy về việc chênh lệch giá. Tôi có một anh bạn chuyên lướt sóng đất đai, và trường hợp tiêu biểu nhất là có một mảnh đất anh ấy mua đi bán lại đúng 4 lần, lần nào cũng thu lãi kha khá.
Trong đời sống kinh tế luôn có một không gian nhất định cho sự đánh quả và đầu cơ (kể cả ở các nước phát triển). Tuy nhiên các bạn nên thấy rằng đặc điểm lớn nhất của đánh quả là TÍNH ĐƠN NHẤT của nó. Một quan hệ đặc biệt hoặc một tình hình đặc biệt nói chung là khó tồn tại lâu dài hoặc lặp đi lặp lại, đó là lý do tôi dùng chữ “đánh quả” để chỉ cách kiếm tiền này.
Đầu cơ và đánh quả là hai cách kiếm tiền đặc biệt và đang khá phổ biến ở Việt nam. Điều hơi đáng buồn là chúng phổ biến đến mức có xu hướng lấn át sự kinh doanh chân chính. Hình dung từ mà xã hội đang dùng “làm ăn chộp giật” thực ra không có gì khác là mang tâm lý đánh quả đi thực hiện các thương vụ có tính chất lâu dài. Tôi sẽ không đi sâu phân tích hiện tượng này bởi nó sẽ tế nhị và có nhiều động chạm, cái tôi tập trung vào là kinh doanh trong phần sau.
Mặc dù vậy, tôi nêu ra bản chất và các hạn chế của đầu cớ và đánh quả không phải có ý khuyên các bạn tránh xa mà ngược lại, quan điểm của tôi là nếu có cơ hội, hãy không ngần ngại kiếm tiền bằng đầu cơ và đánh quả. Có điều bạn hãy tỉnh táo để nhận ra đâu là giới hạn và dừng lại đúng lúc, vì cả đầu cơ và đánh quả đều không thể thực hiện được lâu dài.
Muốn kiếm tiền một cách bền vững, có bài bản và xây dựng được sự nghiệp, bạn phải đầu tư vào cách kiếm tiền thứ ba: kinh doanh. Trong phần sau tôi sẽ bàn kỹ hơn về cách kiếm tiền này vì đó cũng chính là ý đồ của tôi khi mở topic.
3. KINH DOANH
Theo định nghĩa của tôi, kinh doanh là hành động tham gia trực tiếp vào đời sống kinh tế bằng cách tạo ra một sản phẩm (có thể hữu hình hoặc vô hình) nhằm thoả mãn một nhu cầu có thật và bền vững của xã hội. Tuỳ vào tính chất sản phẩm và cách thức bạn tham gia vào guồng máy kinh tế đang vận hành, bạn sẽ nhận được phần tương ứng của mình. Đó chính là phần lợi nhuận tổng mà kinh doannh mang lại (tất nhiên sau đó bạn phải trừ đi các chi phí, phần còn lại mới là lợi nhuận đích thực của bạn).
Như vậy, để được gọi là kinh doanh thì công việc của bạn phải thoả mãn hai điều kiện:
Một là bạn phải TẠO RA MỘT SẢn PHẨM. Sản phẩm này có thể là hữu hình như chiếc pizza, cũng có thể là vô hình như một dịch vụ (giặt là chẳng hạn). Nên chú ý là khi mở một cửa hàng tạp hoá thì sản phẩm của bạn không phải là bánh xà phòng hay gói bimbim mà chính là cái dịch vụ bán lẻ mà bạn đang thực hiện. Bằng việc tham gia vào chuỗi phân phối xã hội, bạn đã có chỗ đứng trong guồng máy kinh tế và được quyền nhận lại phần của mình, chính là lợi nhuận khi mua các sản phẩm từ nhà phân phối bằng giá bán buôn và bán lại bằng giá bán lẻ.
Có nhiều kiểu kinh doanh mà sản phẩm của bạn là sự kết hợp của cả hữu hình và vô hình. Dịch vụ ăn uống là một ví dụ, khi bạn mở một quán phở, sản phẩm của bạn là sự kết hợp cả hữu hình (bát phở do bạn trực tiếp làm ra) và vô hình (không gian quán, cách thức và thái độ phục vụ). Nếu muốn kinh doanh có bài bản, một điều không thể thiếu là bạn phải định nghĩa được sản phẩm của mình, xác định chiến lược sản phẩm (cả hữu hình và vô hình) một cách hợp lý nhất và duy trì chiến lược một cách vừa bền vững vừa linh hoạt. Đó sẽ là chủ đề của một bài viết riêng.
Đặc điểm không thể thiếu thứ hai của kinh doanh là bạn phải HƯỚNG TỚI CÁC NHU CẦU CÓ THẬT VÀ BỀN VỮNG. Đây là đặc điểm rất quan trọng vì nó quyết định sự lâu bền và vững chắc của việc kinh doanh của bạn. Dựa trên tính chất “có thật và bền vững” của nhu cầu mà bạn mới có thể lập ra tổ chức (doanh nghiệp) xây dựng các chiến lược, sách lược và kế hoạch phát triển. Đây cũng chính là phần trọng tâm tôi sẽ tập trung chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm và nhận định với các bạn, bao gồm:
1.Ý tưởng kinh doanh
2.Xác định sản phẩm và hình thức kinh doanh
3.Vốn và đầu vào
4.Tạo ra sản phẩm
5.Bán hàng
6.Thu tiền
7.Chiến lược nhân sự
8.Chiến lược gọi vốn – gọi người cộng tác
9.Bảo vệ và bảo hiểm kinh doanh
10.Quản lý tài chính
11.Tâm thế kinh doanh
Những phân mục này tôi sẽ chia sẻ dần với các bạn trong những bài viết sau. Tuy nhiên các bạn cũng phải thể tất rằng tôi không thể viết đều đặn theo thời khoá biểu được vì thời gian có hạn, hơn nữa các nội dung trên đều là các chủ đề rất khó mà tôi lại không có thói quen viết qua loa.
Một điều cũng phải nói rõ là giữa đầu cơ, đánh quả và kinh doanh có gì mâu thuẫn không? Theo tôi là vừa có vừa không. Ba kiểu kiếm tiền trên có khác nhau về bản chất nhưng luôn luôn đan xen và xuất hiện cùng nhau. Đặc biệt với người kinh doanh, ngay trong công việc thường ngày của mình cũng vẫn hay có cơ hội đầu cơ hoặc đánh quả. Việc nhìn ra và kết hợp các cơ hội sẽ làm cho sự kiếm tiền của bạn có kết quả hơn.
----------------- II. NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI KINH DOANH HAY ĐÂU LÀ ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA MỘT NHÀ KINH DOANH THÀNH CÔNG VÀ MỘT NHÀ NGHIÊN CỨU KINH TẾ GIỎI
Em gái tôi có một cậu bạn học rất giỏi, làm tiến sĩ kinh tế ở Úc, sau đó về Việt nam giảng dạy và nhanh chóng gây dựng được danh tiếng. Ngoài dạy ở trường, cậu ta hay được mời đào tạo cho các công ty lớn và trường dạy doanh nhân, riêng thu nhập từ việc đi dạy và viết bài đã đủ để mua nhà mua xe và có một khoảnh tích luỹ kha khá.
Năm 33 tuổi cậu ta lấy vợ (cũng muộn gần như tôi!). Gia đình nhà vợ tương đối khá giả, rất hãnh diện vì anh con rể tài giỏi và cổ vũ cậu bạn tôi ra ngoài tự kinh doanh, cái lý của ông bố vợ cậu ta lúc ấy là “nó dạy được giám đốc thì thừa sức làm giám đốc”. Cậu bạn em tôi xin nghỉ không lương ở trường, ra ngoài lập công ty và sau gần 3 năm thì đốt sạch số tiền tiết kiệm của mình thêm một khoản không nhỏ của nhà vợ, cuối cùng cậu ta quay lại trường và bây giờ thì đã yên tâm giảng dạy. Thật may là hai vợ chồng vẫn rất hạnh phúc.
Trường hợp cậu bạn em tôi ở trên là một trong số rất nhiều minh chứng cho sự thật là, kiến thức kinh tế dù sâu dày đến mấy cũng hoàn toàn không phải là đảm bảo cho kinh doanh thành công. Ở chiều ngược lại chúng ta cũng có thể thấy không ít người, mặc dù không được đào tạo bài bản về kinh tế nhưng lại là những nhà kinh doanh đại tài. Đặc biệt ở vùng Đại Trung Hoa (Trung Quốc, Hồng Kông, Đài loan) và cả Hàn Quốc, phần lớn các nhà kinh doanh thế hệ trước đều không có điều kiện học hành tử tế, trong đó không ít người thậm chí không học hết phổ thông. Những hạn chế đó không ngăn cản họ trở thành các doanh nhân vĩ đại sau này với các công ty nổi tiếng như Huttchinson (Li Ka Shing), Foxconn (Terry Gou), kể cả Hyundai và Samsung cũng vậy.
Nếu lấy cả các nhà kinh doanh trí thức (như phần lớn các công ty phương Tây ngày nay) ra xem xét thì cũng luôn luôn có một câu hỏi: cho dù các doanh nhân đó là cử nhân, thạc sĩ hay thậm chí tiến sĩ thì cũng có vô số cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ khác cũng giỏi như họ và cũng ôm mộng giàu sang không kém họ, tại sao chỉ có một số ít người thành công? Rõ ràng, ngoài kiến thức ra còn có một điều gì đó rất quan trọng với sự thành công của các doanh nhân mà nếu thiếu nó, kiến thức nhiều đến mấy cũng không đủ.
Tôi chắc rằng đã có không ít các cuốn sách, bài báo nói về vấn đề này. Người ra đã liệt kê rất nhiều yếu tố như sự chăm chỉ, dám làm hay vận may vv… Tuy nhiên theo quan sát của tôi, yếu tố quan trọng nhất làm nên một nhà kinh doanh thành công lại nằm ở một đặc tính khác (mà tôi rất ngạc nhiên không hiểu sao không thấy ai nói tới), đó chính là KHẢ NĂNG NHÌN THẤY TIỀN TỪ TRƯỚC KHI NÓ ĐƯỢC LÀM RA, khác với đại đa số người trong xã hội, kể cả các nhà nghiên cứu kinh tế là họ chỉ nhìn thấy tiền SAU KHI NÓ ĐÃ ĐƯỢC LÀM RA RỒI.
Để cho rõ hơn, hãy lấy ví dụ một bài thơ: Nhà thơ trong một phút xuất thần viết ra một bài thơ hay, nhà phê bình văn học sau đó có thể phân tích bài thơ ở đủ mọi khía cạnh, đến mức bảo nhà thơ tự phân tích cũng không thể được như vậy, nhưng nếu bảo nhà phê bình văn học đi sáng tác thơ thì chắc chắn ông ta không sáng tác được.
Quay lại chủ đề chính, tôi muốn nói rằng nhà kinh doanh cũng đóng vai trò sáng tạo: anh ta phải có khả năng nhìn ra tiền ở nơi mà người khác chưa nhìn ra rồi biến khả năng đó thành hiện thực. Khả năng đó, theo tôi, là khả năng quan trọng nhất quyết định một người có thể trở thành nhà kinh doanh hay không, còn quan trọng hơn cả sự chăm chỉ hay may mắn. Bởi nếu không có khả năng “nhìn ra tiền” thì chăm chỉ đến mấy cũng chỉ là sự chăm chỉ mù quáng, và cũng không thể nhìn ra cơ hội khi có hội đến trong tay.
Mặc dù hơi thô nhưng tôi thấy có một cách hình dung tốt nhất để diễn đạt đặc tính quan trọng này, đó là nhà kinh doanh phải có cái mũi thính đủ để NGỬI RA TIỀN một khi có tiền ở đâu đó trong tầm tay. Năng khiếu này là bẩm sinh, hầu như không thể học hỏi, đào tạo hay tập luyện được. Tính chất “bẩm sinh” của năng khiếu “ngửi ra tiền” giải thích tại sao có những người chỉ tốt nghiệp cấp 2 mà kinh doanh rất giỏi, kể cả trong những lĩnh vực hoàn toàn vượt quá sự đào tạo của họ (tất nhiên họ phải dùng các nhân viên phù hợp). Trong khi không ít thạc sĩ hay tiến sĩ, mặc dù vận dụng đủ mọi mô hình, điều tra và phương pháp, cuối cùng cũng chỉ là ném tiền qua cửa sổ.
Đây là thông điệp, mặc dù có hơi buồn, mà tôi muốn gửi cho các bạn: Vì khả năng ngửi ra tiền là một năng khiếu bẩm sinh nên không phải ai cũng có thể trở thành nhà kinh doanh, hoặc cũng có thể nói phần lớn chúng ta đều không kinh doanh được vì bẩm sinh không có năng khiếu này. Tất nhiên, việc không có khả năng “ngửi ra tiền” không hề là rào cản để các bạn không tham gia vào đời sống kinh tế, mà bạn nên nhận định chính xác về năng khiếu của mình để có lựa chọn thích hợp vì trong các tổ chức kinh tế, không hiếm các vị trí (kể cả các vị trí cao) không cần bạn phải có năng khiếu nhìn ra tiền.
Lại một vấn đề đặt ra ở đây là: làm sao để một người biết mình có năng khiếu kinh doanh hay không? Không hề có một thiết bị hay một phương pháp trắc nghiệm nào có thể chỉ ra được điều đó. Trong đa số trường hợp, một người chỉ nhận ra mình không có năng khiếu kinh doanh sau khi đã đốt rất nhiều tiền của bản thân và gia đình, và tiêu tốn không ít năm tuổi trẻ. Trong các bài viết sau, tôi hy vọng chỉ ra được một nguyên tắc đại loại để bạn có thể tự nhận xét bản thân trước khi quyết định đầu tư vào một công việc nào đó. Việc biết mình không có năng khiếu và không sa đà vào kinh doanh cũng quan trọng không kém việc biết nên kinh doanh như thế nào (với những người có năng khiếu kinh doanh).
Nếu bạn ra bất cứ một hiệu sách nào, bạn cũng có thể thấy vô số sách dạy kinh doanh và dạy làm giàu. Tôi đã xem qua một số trong đó và ấn tượng thực sự không được tốt lắm. Có mấy kiểu như sau: khá nhiều sách nói về làm giàu như một việc tương đối dễ dàng, ai cũng làm được. Một số sách khác thì thuật lại con đường làm giàu của các nhà kinh doanh nổi tiếng thậm chí rất chi tiết, nhưng rốt cuộc lại không hề rút ra những chỉ dẫn hoặc nguyên tắc nào cho độc giả. Một số sách dịch khác cũng có nói đến các nguyên tắc nhưng nói chung lại không phù hợp với Việt nam, cuối cùng cũng chỉ là “đọc để biết vậy” (chẳng hạn như cuốn Tôn Tử binh pháp trong kinh doanh, nghe thì hay nhưng thực sự không vận dụng được).
Trở lại với chủ đề bài viết, đâu là những phẩm chất làm nên một nhà kinh doanh thành công? Như đã nói ở trên, tôi cho rằng năng khiếu “nhìn ra tiền” hay “ngửi ra tiền” là yếu tố quan trọng nhất quyết định một người CÓ THỂ trở thành nhà kinh doanh hay không. Tất nhiên đó mới là điều kiện cần, bởi nếu muốn biến cơ hội thành hiện thực, nhà kinh doanh cần có thêm một số những phẩm chất khác.
Trang điện tử vnexpress cách đây mấy hôm có đăng một bài dịch “Người giàu thành công nhờ đâu” trong đó có nêu những yếu tố mà những người kinh doanh giàu có ở Mỹ cho là quyết định để họ thành công, theo thứ tự là: 1. Chăm chỉ (quyết định nhất); 2. Giáo dục; 3. Chấp nhận rủi ro; 4. Tiết kiệm; 5. May mắn. Chiếu theo liệt kê này thì hình như chúng ta ai cũng có thể kinh doanh thành công được vì yếu tố bất định nhất là may mắn lại xếp ở tận thứ năm, nghĩa là không có vai trò quá lớn.
Rất tiếc là dù ở Mỹ hay Việt nam thì đều không phải như vậy. Mặc dù hầu hết chúng ta đều chăm chỉ, có giáo dục. sẵn sàng chấp nhận rủi ro và hết sức tiết kiệm thì số người kinh doanh thành công vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong xã hội. Vì vậy tôi có thể nói chắc với các bạn rằng liệt kê ở trên không sai hoàn toàn nhưng cũng hoàn toàn không đúng. Theo tôi thì vì lý do ngoại giao nên những người giàu ở Mỹ mới đưa ra một liệt kê như vậy, chứ theo tôi thì ngài Warren Buffet chẳng hạn chỉ cần nói một cách đơn giản “Tôi giàu, vì tôi giỏi hơn các vị!” Ở đây tôi sẽ đưa ra một liệt kê khác, dựa trên kinh nghiệm của chính tôi. Các bạn có thể tin rằng liệt kê của tôi là đúng vì tôi không cần ngoại giao, cũng không có ý định động viên ai, bởi quan điểm của tôi rất rõ ràng: Chỉ một số trong chúng ta có năng khiếu kinh doanh.
----------------PHẨM CHẤT THỨ HAI: SUY NGHĨ VÀ LÀM VIỆC CÓ HỆ THỐNG
Phần trước tôi đã liệt kê năng khiếu “ngửi ra tiền” như phẩm chất cơ bản nhất của nhà kinh doanh. Một điều tôi muốn nói thêm ở đây là năng khiếu ngửi ra tiền ở một người, nếu có, thì cũng không phải là vĩnh viễn và lúc nào cũng nhạy bén như nhau. Đúng là có một số nhà kinh doanh có năng lực liên tiếp đưa ra các quyết định đúng, nhưng không ít người khác (kể cả các nhà kinh doanh lớn), sau phút loé sáng ban đầu thì lại hầu như mất năng lực và mắc không ít sai lầm. Về thực tế này, có lẽ không ví dụ nào tiêu biểu hơn Nokia. Đầu những năm 1980 ban lãnh đạo công ty đã có một quyết định thiên tài khi chuyển từ sản xuất giấy sang điện thoại di động, nhưng 20 năm sau họ lại không đủ khả năng ngửi ra tiền với smartphone mặc dù chính là hãng đầu tiên sản xuất ra nó, và tập trung vào điện thoại cơ bản. Và số phận của Nokia bây giờ ra sao thì chắc tất cả chúng ta điều biết.
Năng khiếu “ngửi ra tiền” với tôi là chiếm vị trí thứ nhất, vị trí thứ hai theo quan điểm của tôi là khả năng SUY NGHĨ VÀ LÀM VIỆC MỘT CÁCH CÓ HỆ THỐNG.
Ông cha chúng ta đã nhận ra điều này từ rất sớm và tổng kết nó trong một câu tục ngữ hết sức chính xác: “Một người lo bằng một kho người làm”. Với vị trí là người kinh doanh độc lập, bạn bắt buộc phải đóng tròn vai người lập kế hoạch, lo việc và điều hành công việc. Tất cả những chuyện đó bạn chỉ có thể làm được khi bạn có khả năng suy nghĩ là làm việc một cách có hệ thống.
Dù bạn kinh doanh một mình hay có tổ chức thì bạn sẽ thấy rằng công việc kinh doanh của bạn luôn luôn có tính hệ thống ở cả hai phương diện: a) Việc kinh doanh của bạn tự nó là một hệ thống và b) Việc kinh doanh của bạn là một phần của một hệ thống lớn hơn hoặc phục vụ cho một hoặc một số hệ thống khác.
Có thể nói với những người khởi nghiệp, việc bạn thành công lâu hay chóng, và mức độ thành công thế nào là hoàn toàn phụ thuộc vào việc hệ thống của bạn tốt/kém ra sao và bạn có thể hoà nhập hệ thống của bạn vào các hệ thống hoặc cơ cấu vốn có nhanh hay chậm, nông hay sâu.
Đa số chúng ta đều có khả năng suy nghĩ hệ thống ở một mức độ nào đó, và nếu biết kết hợp với một ý tưởng tốt thì hầu như đều có thể thành công ở mức độ khởi nghiệp. Nhưng để phát triển thì lại là một vấn đề khác. Quy mô kinh doanh càng lớn thì đòi hỏi về tính hệ thống càng lớn khiến cho không ít nhà sáng lập trở nên hụt hơi vì khả năng suy nghĩ hệ thống của họ không đủ. Tôi không muốn đi sâu hơn về ý này vì nó có vẻ hơi sớm đối với khởi nghiệp mà chỉ muốn các bạn biết rằng: điều sống còn của thành công trong kinh doanh là bạn phải có tư duy hệ thống và biết cách làm việc một cách có hệ thống. Trường hợp ngược lại, dù ý tưởng của bạn tốt mấy bạn cũng sẽ thất bại.
Khác với năng khiếu “ngửi ra tiền” tôi nói đến ở trên, khả năng suy nghĩ và làm việc có hệ thống có một phần là bẩm sinh, một phần là kiến thức và kỹ năng mà bạn có thể học hay luyện tập được. Thậm chí khi bạn có nhiều tiền, bạn có thể thuê người khác suy nghĩ và làm việc cho bạn. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu khởi nghiệp, bạn nên tự mình thực hiện tất cả các công việc để chính mình có thể hiểu và thâm nhập sâu vào hệ thống kinh doanh của bạn. Khi bạn đã hiểu và làm chủ được hệ thống, bạn chỉ cần thuê người nắm giữ các đầu mối của hệ thống là có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức, trong khi lợi nhuận thu về vẫn không giảm.
Như đã nói ở trên, khả năng suy nghĩ và làm việc có hệ thống là có thể học và luyện tập, và cách luyện tập có hiệu quả nhất theo tôi là HỌC ĐẠI HỌC TỬ TẾ. Ở khía cạnh này, quan điểm của tôi trùng với liệt kê của các người giàu ở Mỹ, đó là GIÁO DỤC. Một trường đại học tử tế sẽ cung cấp cho bạn phương pháp tư duy và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống. Dù ít hay nhiều, điều đó cũng sẽ giúp bạn trong con đường sau này.
Rất nhiều bạn trẻ ngày nay phàn nàn kêu ca rằng học đại học xong đi làm, không dùng gì đến kiến thức nhà trường, thậm chí còn phải làm trái ngành. Lời khuyên của tôi cho các bạn là đừng đặt nặng quá vấn đề kiến thức mà hãy chú ý nhiều hơn đến phương pháp và tầm nhìn. Phương pháp tư duy đại học chính là phương pháp tư duy có hệ thống, nếu bạn có thể học và quen được với cách tư duy ấy thì mấy năm đại học của bạn đã hoàn toàn không uổng.
PHẨM CHẤT THỨ BA: DÁM LÀM, DÁM CHỊU VÀ DÁM THẤT BẠI
Khá nhiều sách báo cả ở Việt Nam và Phương Tây dùng từ “dám mạo hiểm” để diễn tả ý này. Tôi không đồng ý với cách diễn đạt đó vì từ “mạo hiểm” gợi lên ý nghĩa của sự đánh bạc và có tính chất nhất thời. Kinh doanh, không phải là đánh bạc, mà là một công việc nghiêm túc được vận trù và điều hành cẩn thận. Dù thắng hay thua thi thắng thua của kinh doanh cũng không hề là thắng thua của đánh bạc mà luôn luôn có những lý do hẳn hoi về ý tưởng, hệ thống hay thời thế. Nếu bạn nghĩ rằng kết quả kinh doanh phụ thuộc vào may hay không may thì tốt nhất bạn nên đi đầu cơ hay đánh quả.
Nếu nhớ lại quan điểm của tôi, kinh doanh là phục vụ các nhu cầu có thật và bền vững thì bạn sẽ thấy, kinh doanh không phải là mạo hiểm mà vấn đề là, bạn có dám làm hay không. Và theo kinh nghiệm của tôi thì sự “dám làm” của bạn không phải thể hiện ra ở lúc bắt đầu, khi bạn đang có đủ sức, đủ tiền và tràn ngập hy vọng, mà ở vài tháng sau đó, lúc chắc chắn bạn đang khó khăn thiếu thốn trăm bề. Rất nhiều người khởi nghiệp đã không vượt qua giai đoạn này (giai đoạn khó khăn sau khi bắt đầu) và không dám đi tiếp, họ than thở hối hận suốt ngày, cuối cùng kết thúc kinh doanh hoặc tìm cách bán lại cửa hàng cành nhanh càng tốt. Đó mới chính là lúc bản lĩnh dám làm và dám thất bại của nhà kinh doanh thể hiện rõ rệt và trung thực nhất.
Cho dù bạn có thất bại thật sự và phải kết thúc hay bán lại doanh nghiệp, bạn cũng không nên coi đó như một sự không may phải quên đi gấp mà hãy đủ bãn lĩnh suy nghĩ, phân tích và rút ra bài học cho lần khởi nghiệp sau. Quan điểm “dám làm, dám chịu và dám thất bại” của tôi là như vậy
----------------------Tôi đã nêu ra ba phẩm chất của nhà kinh doanh mà tôi thấy rằng nên phân tích nhất: năng khiếu ngửi ra tiền, khả năng tư duy hệ tống và sự dám làm. Còn có một số phẩm chất khác đã được bàn nhiều tôi chỉ liệt kê sau đây, các bạn chắc sẽ tìm thấy phân tích ở rất nhiều nơi khác:
- Chăm chỉ, không ngại làm việc với các chi tiết
- Khả năng nhìn người và làm việc với người
- Khả năng làm việc với tiền và quản lý tài chính
- Khả năng cân bằng giữa kinh doanh và cuộc sống riêng
Bây giờ, tôi sẽ chuyển sang nói về kinh doanh cụ thể:
4. BƯỚC ĐẦU TIÊN CỦA KINH DOANH: Ý TƯỞNG
Không ít bạn cho rằng khởi đầu của một kinh doanh là vốn, càng nhiều vốn càng tốt. Hãy tin tôi rằng thực tế không phải là như vậy. Mặc dù vốn, hoặc khả năng chạy được vốn, là một phần không thể thiếu của kinh doanh nhưng sự thật là khi bạn muốn bắt đầu kinh doanh, điều quan trọng nhất chính là bạn phải hình thành được một Ý TƯỞNG.
Hình thành ý tưởng kinh doanh thực chất là bạn hình dung chính xác mình sẽ làm cái gì, tức là xác định một cách đại thể sản phẩm của bạn. Nội dung “làm gì” là nội dung quan trọng nhất (mặc dù không phải là duy nhất) của ý tưởng kinh doanh. Xét theo cách nhìn hệ thống, nếu coi kinh doanh là một ván cờ thì sự xác định “làm gì” chính là nước đi đầu tiên, quy định sự phát triển và tính chất của ván cục sau này.
Tất cả các bạn chắc đã không ít lần đọc được trên các diễn đàn khác nhau, trên vnexpress hay vietnamnet các câu hỏi đại loại như “Có 200 triệu, nên kinh doanh gì” hay “Có 100 triệu, nuôi bò sữa được không?” (trong khi một con bò sữa giá phải 40-50 triệu). Riêng tôi thì không biết đã bị những câu hỏi như vậy dội bom bao nhiêu lần. Thậm chí có hôm một ông bác họ còn đột ngột dẫn ông con út đến nhà (gọi là “ông” vì 22 tuổi mà khệnh khạng như kễnh, chém lên 5 tỉ chém xuống 10 tỉ như mua rau), ông bác bảo tôi thế này “Anh nó học xong muốn kinh doanh, bác gom góp được 550 triệu, bác giao cho anh phải giúp anh nó làm ra tiền” (!)
Tất cả những trường hợp trên đều có thể tóm tắt vào một câu: dành dụm được một ít tiền, rất muốn kinh doanh nhưng không có ý tưởng và hỏi bất cứ ai rằng mình nên làm gì, và hy vọng người nào đó cho mình một chỉ bảo dẫn đến thành công.
Có thể có khả năng đó không? Câu trả lời của tôi rất ngắn gọn, rõ ràng (và phũ phàng) là: KHÔNG THỂ! Bạn có thể đi làm dành được tiền, có thể vay mượn hay thừa kế của cha mẹ được một số hoặc thậm chí rất nhiều tiền, nhưng nếu bạn muốn khởi nghiệp mà không có một ý tưởng do bạn tự nảy ra thì phần chắc là bạn không thể thành công!
Tại sao tôi lại khẳng định như vậy? Ở bài viết trước tôi đã nêu quan điểm rằng yếu tố quan trọng nhất để một người có thể trở thành một nhà kinh doanh là anh/cô ta phải có khả năng “ngửi ra tiền”. Khả năng “ngửi ra tiền” này, biểu hiện ra ngoài của nó chính là khả năng hình thành những ý tưởng kinh doanh tốt, và nếu bạn không thể nảy ra ý tưởng thì cũng đồng nghĩa với việc bạn không có khả năng “ngửi ra tiền”: năng khiều kinh doanh của bạn hoặc không có, hoặc chưa thức tỉnh!
Vậy là có lẽ trái với mong đợi của nhiều bạn đang đọc bài này, tôi sẽ không đưa ra một ý tưởng nào cho các bạn mà chỉ khẳng định rằng, nếu muốn khởi nghiệp, bạn phải tự nảy ra ý tưởng của riêng mình. Đó là nhiệm vụ nhất thiết bạn phải thực hiện trước khi đi giải quyết các nhiệm vụ khác. Nếu không thể nảy ra được một ý tưởng mà tự bạn thấy là tốt thì hãy yên tâm đi làm việc khác và đợi thời. Đừng copy ý tưởng của người khác, cũng đừng hy vọng ai đó sẽ nghĩ ra ý tưởng hộ mình.
Mặc dù không đưa ra một ý tưởng cụ thể, tôi sẽ cố gắng giúp các bạn bằng cách nêu lên một số phương pháp hoặc phương hướng mà các bạn có thể tham khảo. Bằng cách này, tôi đã giúp được một vài người bạn khởi nghiệp thành công.
5. MAY MẮN HAY CƠ HỘI
Rất nhiều bài viết về kinh doanh nêu lên “may mắn” như là một yếu tố quyết định của thành công trong kinh doanh. Hãy tham khảo bài viết mới đây trên vnexpress “Người giàu thành công nhờ đâu” thì thấy rằng ở phương Tây, những người thành công trong kinh doanh tự cho rằng các yếu tố thành công xếp theo thứ tự là 1. Chăm chỉ, 2. Giáo dục, 3. Chấp nhận rủi ro, 4. Tiết kiệm và 5. May mắn. Bài báo này làm cho tôi có nhiều băn khoăn, và tôi cho rằng có thể vì lịch sự mà họ đã trả lời như vậy bởi qua thực tế nhiều năm kinh doanh tôi có thể khẳng định rằng, danh sách trên nên có các yếu tố khác và với thứ tự khác.
Hãy xem xét yếu tố may mắn, người phương Tây xếp nó ở vị trí thứ năm, còn ở Việt nam thì tôi chắc phần lớn các bạn sẽ coi nó là thứ nhất. Rất nhiều các bạn chưa thành công than thở rằng mình không có gia đình giàu có, không ở Hà nội hay Sài gòn, không lớn lên đúng thời sốt đất hay chứng khoán “nếu không thì bây giờ ta đã chẳng kém ai”, và đổ cho đó là sự thiếu may mắn. Nhưng có thật là như vậy không?
“May mắn” là từ để chỉ những cơ hội hữu hạn, dễ ăn, và tự nó có thể rơi vào người này và không rơi vào người kia. Tôi thì khẳng định 100% rằng sự thành công trong kinh doanh khởi nghiệp có rất ít yếu tố may mắn. Cơ hội luôn có nhiều và đối xử với chúng ta như nhau. Việc có thể nhìn ra và tận dụng cơ hội không phải là may mắn mà là năng khiếu và phẩm chất của bạn. Nếu bạn không nhìn ra cơ hội thì không có nghĩa là bạn không may mà đơn giản là bạn không có năng khiếu kinh doanh hoặc năng khiếu của bạn chưa đủ chín, vậy thôi.
Hãy để thời giờ tham khảo các ý tưởng lập nghiệp của các nhà kinh doanh thành công, các bạn sẽ thấy phần lớn các ý tưởng đó đều không có gì cao xa. Đặc biệt trong xã hội mới bắt đầu tư bản hoá như Việt nam lại có nhiều người thành công bằng các ý tưởng đơn giản, khiến cái cảm giác về sự may mắn càng lớn và dễ khiến người ta tưởng nhầm. Thực ra ở đây không có gì là may mắn cả. Bạn không nhìn ra cơ hội trong khi người ta nhìn ra, hoặc bạn cũng thấy cơ hội nhưng lại không đủ khả năng biến cơ hội thành thành công, đó là vì người ta đã làm giỏi hơn bạn chứ không phải may mắn hơn bạn.
Nếu bạn thực sự là người có năng khiếu và ý chí kinh doanh, chắc chắn bạn sẽ thành công ở mức độ nào đó. May mắn nếu có, chỉ là yếu tố giúp bạn thành công nhanh hơn và lớn hơn chứ không thế quyết định thành công hay thất bại của bạn. Đó là điều tôi muốn nói trong phần này.
Theo quan điểm của tôi thì việc hình thành ý tưởng kinh doanh phải là trách nhiệm của chính người khởi nghiệp, tôi biết rằng quan điểm đó sẽ làm nhiều bạn không hài lòng bởi các bạn sẽ nghĩ “Nói thế chẳng khác gì không nói”. Nhưng các bạn hãy tin tôi, kinh doanh không khác gì một đứa trẻ mà các bạn phải chăm chút, dạy dỗ và nuôi lớn, để đến khi trưởng thành đứa trẻ ấy báo đáp lại các bạn bằng lợi nhuận. Theo quan điểm đó thì ý tưởng kinh doanh chính là cái bào thai, và nếu như các bạn vay mượn hoặc copy ý tưởng, đó chẳng khác gì lấy con của người khác về nuôi. Bạn sẽ hầu như không thể có được tâm huyết, sự gắn bó và hy sinh như khi bạn nuôi con của chính mình, mà một khi như thế thì dù đứa con đó có tốt đến mấy thì cũng hầu như không thể lớn lên khoẻ mạnh giỏi giang để có thể báo đáp cho bạn.
Có điều, việc hình thành được một ý tưởng kinh doanh tốt là một việc rất khó. Mặc dù không nêu những ý tưởng cụ thể nhưng bằng thực tế bản thân và các quan sát trong giới kinh doanh, tôi sẽ cố gắng giúp các bạn bằng cách đưa ra một số phương pháp mà các bạn có thể vận dụng để hình thành ý tưởng kinh doanh cho chính mình. Các phương pháp đó, tôi sẽ trình bày và phân tích ở bài viết sau.
-----------------
Subscribe to:
Posts (Atom)